Biểu tượng này chỉ có ở Quảng Trị: Những giọt máu đào đã đổ xuống thấm đẫm mảnh đất này.
Chụp khi trời sắp mưa, chiều 04/5/2008. Cầu treo Dakrong- một "bông hoa" trên đường từ Đông Hà lên Lao Bảo.
Phía sau cửa ngõ biên giới này là nước bạn Lào. Cách đây 35 năm, khi tôi đến Lao Bảo ngay sau tốt nghiệp đại học và vẫn còn chiến tranh thì chưa có cổng chào này ở cửa khẩu.
Những hàng quán trên đất Lào sát cửa khẩu Lao Bảo được ghi bằng 2 thứ tiếng: Việt và Lào. Khung cảnh, con người, cuộc sống không khác gì mấy so với các vùng quê nghèo của Việt Nam.
Trong Thánh địa La Vang, người ta đang xây dựng hình tượng 3 cây đa đúng ở vị trí mà ngày xưa, năm 1798, Đức Mẹ Maria bồng Đức Chúa Giêsu đã hiện về an ủi đàn con chiên khốn khó lánh nạn đến nơi này, giúp họ tin rằng rồi cơn bĩ cực sẽ qua. Cùng bạn Quang Minh trong Thành Cổ Quảng Trị, nơi đã diễn ra cuộc chiến ác liệt 81 ngày đêm thời chống Mỹ với tổn thất nặng nề; máu của các chiến sĩ ta nhuộm đỏ nước sông Thạch Hãn, và trong Thành Cổ không có nấm mồ riêng, chỉ có nơi thờ chung các liệt sĩ đã chiến đấu và hi sinh tại đây.
Thắp hương tưởng nhớ anh linh các liệt sĩ tại Nghĩa trang Trường Sơn.
Vầu là cây dược trồng nhiều nhất ở Làng địa đạo Vịnh Mốc. Loài cây này giữ đất không bị sụt lở. Địa đạo Vịnh Mốc có tổng chiều dài 1700m. Chúng tôi đã xuống thăm cả 3 tầng sâu của địa đạo: 12m, 15m và 23m.
Nghĩa trang Trường Sơn với bạt ngàn những nấm mộ liệt sĩ, có tên và chưa xác định được tên. Trong ảnh là nơi nằm lại của các liệt sĩ người Hà Nội và Quảng Trị.
Bên cầu Hiền Lương, một thời từng là giới tuyến chia cắt hai miền Nam, Bắc.
Các "cụ bà" trong một ngôi nhà cổ thật đẹp ở Thị xã Đông Hà.
Chuyến đi chỉ trong 2 ngày 3 đêm, kể cả thời gian đi đường mất 24h, nhưng tràn đầy kỷ niệm khó quên.
Cám ơn bạn Thái Lê Thắng đã mời chúng tôi thăm quê bạn, đã tổ chức chuyến đi thật ý nghĩa khi tất cả 20 người trong đoàn đã thuộc U60 và hơn thế nữa.
11 thg 5, 2008
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét