- Ngài Kvasmu , - tôi kêu lên, giọng khàn khàn, - thế những con chó của ngài ...
- Anh đoán đúng đấy. Đó là những bạn đồng nghiệp đã không chia sẻ quan điểm cùng tôi. Điều đó rất nguy hiểm cho việc thực hiện công việc. Mà tôi thì đã hy vọng rất nhiều ... - Lão ta dừng lại ngay chỗ cửa ra vào - Mười lăm năm trời tôi đã chuẩn bị tinh thần cho họ để tiến tới việc này dần dần từng tí một. Giá mà anh được thấy họ đã biến đổi một cách tuyệt vời như thế nào nhỉ. Mỗi người đều trở thành như thực tế họ vốn vậy. Ở đây thực ra chỉ có hai người là đáng giá thôi mà đến bây giờ ta vẫn thấy thiếu họ vô cùng. Và khác với cả bọn, họ đã biến thành những con chó thực thụ.
- Có phải là con chó đen và con bécgiê không?
- Chính chúng đấy. Thôi chúc anh ngủ ngon! - Lão già mở cửa và biến đi.
Ti vi vẫn làm việc, hình ảnh vẫn câm lặng và vô nghĩa như ban nãy.
Nhạc của Bách đã im tiếng từ lâu.
"Lão ấy đã truyền vrius vào mình chưa nhỉ? - Trong óc tôi cháy bỏng nghi ngờ. - Liệu lão đã kịp làm việc đó chưa? Và làm bằng cách nào - chẳng lẽ lại trong chai nước "Pepsi" hay trong mấy khoanh bánh mì nướng hay sao ..."
Tôi nguyền rủa cái ngày giờ mình đã lên đường để tới nơi đây.
"Chắc là lão chưa kịp. - Cuối cùng tôi khẳng định - Lão chỉ mới tiến hành những bước đầu tiên. Còn ngày mai ..."
Phải trốn thôi!
Cả lũ chó, cả những điều kỳ dị trong khu vườn sinh thái của lão già đều không thể làm tôi sợ nữa. Có thể đàm phán với lũ chó được một khi trước đây chúng đã là người. Mà biết đâu họ cũng chẳng phải một dạ vâng lời lão đến vậy. Chắc là họ làm việc chỉ xuất phát từ hy vọng rằng sẽ đến ngày lão giải thoát cho họ, ít nhất cũng chỉ là để làm tay sai cho lão.
Tôi thận trọng đứng lên, bước vài bước thật êm. Đầu đau như búa bổ và hàng ngàn ý nghĩ tràn ngập như bão tuyết trong tôi.
Hành lang dài thăm thẳm và tối om. Nhưng trí nhớ dai của tôi đã giúp tôi: tôi nhớ lại khá rõ cách sắp xếp bàn ghế nên đã đi qua tất cả mà không gây ra tiếng động nào.
Đã đến cửa ra vào.
Tôi mò thấy mấy chiếc móc khoá và một cái then cài bằng kim loại rất chắc. Tôi nhẹ nhàng nhấc then cài lên, không có tiếng động. Hai móc khoá phía trên cũng chỉ rít khẽ thôi. Nhưng tôi chết lặng đi khi chú ý lắng nghe, tai như bị chói cả lên bởi tiếng đập của chính trái tim mình.
Đâu đó có tiếng bước chân thận trọng, lén lút. Nghe xa lắm. Hình như bước chân trên cầu thang thì phải.
Tôi mở móc khoá thứ ba, cũng là chiếc cuối cùng nhưng nó lại tỏ ra cứng cổ nhất. Khi cuối cùng tôi cũng tìm hiểu được hệ thống móc khoá đó thì nó mở ra và kêu rõ to. Tiếng khoá kêu to đến mức tôi lại chết lặng đi lần nữa.
- Berni! - Tiếng gào của người bị bệnh thần kinh vang lên - Tránh xa cửa ngay lập tức! Anh điên rồi!
Tôi kéo giật cánh cửa về phía mình, không nghĩ ngợi gì cả. Không mở được. Tôi chợt nhớ là nó mở ra phía ngoài và liền đẩy cánh cửa về phía trước.
- Dừng lại! - Một giọng kêu thất thanh,
Tôi đã định co cẳng chạy nhưng một con vật to, lông xù đã lao vào tôi và cắn vào chân tôi. Tôi ngã ngửa ra, còn kịp nhận thấy một con chó nữa lao như tên bắn vào bóng tối của những căn phòng.
- A - a - a! Tiếng Kvasmu gào nên bằng một giọng đáng sợ. Rồi ngay lúc đó những tiếng súng vang lên. Nghe có tiếng gầm gừ giận dữ rồi tiếng sủa ăng ẳng. Có cái gì rơi xuống, loạn xạ cả lên. Rồi những tiếng súng. Và im bặt.
Đầu óc quay cuồng, tôi đứng lên và bỏ chạy. Tôi chẳng còn quan tâm gì đến những việc xảy ra trong toà nhà điên rồ này nữa: chỉ còn chạy, chạy thật nhanh khỏi nơi này. Nhưng vừa ra khỏi cửa và xuống khỏi mấy bậc tam cấp, chân tôi đã quỵ xuống, tôi ngã xoài ra bãi cỏ và ngất đi. Một lúc sau tỉnh lại, tôi cảm thấy trong người bắt đầu nóng bừng bừng. Dường như có cơn chuột rút làm co quắp cả người lại, làm lộn lạo cả ruột gan lên.
Tôi hiểu đó là triệu chứng gì ...
Ánh mặt trời chói chang xuyên qua đám lá rọi thẳng vào mắt tôi. Tôi nằm dịch ra chỗ khác và lại duỗi thẳng người ra. Tôi tự cho phép mình nghỉ ngơi chút ít. Một giờ nữa tôi sẽ lại trở vào toà nhà đó.
Con chó Raul đang bình phục trở lại. Nó nằm ngay cạnh tôi, thè lè cái lưỡi đỏ và thở luôn luôn. Kennet Kvasmu đã kịp bắn con chó đen này- chính là Raul - ba phát nhưng nó vẫn kịp cắn đứt cổ họng lão giáo sư ác quỷ ấy.
Chăm sóc Raul có con chó nhỏ Andre với con bécgiê xám cao lớn. Con bécgiê rất khéo léo, biết mở tủ lạnh và các hộp đựng thực phẩm giỏi hơn cả bọn.
Xác lão Kvasmu thì con Andre đã kéo ra khỏi nhà và quẳng ra phía thung lũng đằng sau khu vườn sinh thái, nơi chỉ có loài chim rỉa xác mới cả gan đôi khi nhòm ngó tới. Còn trong chúng tôi chẳng ai thèm đặt chân đến đó nữa.
Riêng tôi thì đang phải trải qua quá trình "thích nghi", ngày nào cũng tự ngắm mình và lo lắng vô cùng khi thấy trong tôi có cái gì đó đang thay đổi rất ghê. Suốt ngày tôi đào bới trong đống giấy tờ của Kvasmu , cố gắng tìm hiểu những chai lọ đựng đầy các chất lỏng gì đó của lão ta để tìm chất giải độc. Vì rõ ràng bản thân lão không bị lây virus của lão chế ra.
Tôi rất vội. Sự "thích nghi" đang đuổi theo tôi, hằng giờ, hằng ngày, hằng đêm nó đang biến tôi thành một con vật gì đó. Đôi khi tôi cũng thấy thú vị tự hỏi: không hiểu mình sẽ biến thành con gì nhỉ?
Thời gian cuối tôi thường cảm thấy trong lòng có một nỗi lo lắng kỳ lạ nào đó: tôi có cảm giác rằng đó là tình cảm thân thuộc đối với mọi sự vật xung quanh tôi, là lòng tin và hy vọng rằng mọi việc sẽ kết thúc tốt đẹp.
Chúng tôi theo dõi một cách nghiêm ngặt để cho không một ai vào được khu vườn sinh thái này. Chỉ cần vài ngài cảnh sát ghé qua, vài nhà báo tạt vào, thế là họ sẽ làm lẫn lộn, làm vỡ mất những chiếc lọ thuỷ tinh kia. Và thế là vĩnh biệt mọi hy vọng của chúng tôi. Ai người ta chú ý đến lũ chó kia chứ? Và cũng có thể xảy ra trường hợp tệ hơn nữa: biết đâu Kvasmu lại chẳng dự trữ những loại virus có thể gây dịch bệnh hàng loạt thì sao?
Tôi vươn vai và ngồi dậy.
- Phải đi thôi - Tôi nói với Raul. Giọng của tôi thật lạ, hình như có pha lẫn cả tiếng gừ và tiếng sủa nữa thì phải. - Bây giờ thì tớ không được phép để cho mình bị cảm lạnh đâu.
Raul thở dài và lấy cái mũi lành lạnh dụi vào người tôi như bảo:
- Đứng lên nào! ...
Trần Thị Thu Hiên (Trần Thu) dịch từ tiếng Nga
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đã đăng trong tập truyện “Bí mật chiếc bình xanh”do Báo Khoa học và Đời sống phối hợp với Ủy ban KH&KT Vĩnh Phú xuất bản, Hà Nội,1987.
29 thg 12, 2007
27 thg 12, 2007
Đấng cứu thế (kỳ 8)
Tiếng nhạc ngừng hẳn.
Bên ngoài có tiếng chó sủa khe khẽ.
Giáo sư đứng dậy và đi về phía cửa sổ.
- George đấy phải không?
Lại nghe có tiếng sủa bên ngoài.
- Đi đi, đi đi. Ringer sẽ cho cậu ăn. Tôi đang bận.
Tiếng sủa ăng ẳng lần này nghe có vẻ trầm hơn.
- Không, - Kvasmu cao giọng, - Không cần. Đi đi! Giáo sư rời khỏi cửa sổ, cái bóng ông ta lù lù tiến lại và ập xuống tôi.
Tôi căng thẳng hẳn lên theo bản năng. Cơn run bắt đầu hành hạ tôi.
- Nghe đây, nhà báo! - Ông ta nói - Tôi đã học được cách điều khiển các quá trình đột biến của virus . Tôi đã tiến được xa hơn thiên nhiên: ngoài những virus thông thường, nghĩa là những vrius mà cơ thể vẫn dùng cho các mục đích của nó, tôi đã tạo ra được những virus đặc biệt. Những virus này hoạt động không phụ thuộc vào việc cơ thể có muốn sử dụng chúng hay không. - Ông ta nhếch mép cười. Tôi nhận ra ông đang cười chỉ là nhờ hàm răng trắng hiện lên trong bóng tối. - Chỉ cần có hai tháng - Ông ta thầm thì, phả vào mặt tôi hơi thở nóng hổi - và người sẽ biến thành chó. Hoặc biến thành khỉ. Anh hiểu chứ? Tôi truyền cho một người nào đó virus của tôi, và thế là hai tháng sau tôi đã có một con chó tuyệt vời cực kỳ thông minh.
Tôi bước lùi lại phía sau, mắt trố ra.
- Chỉ có một điều đáng buồn là những vrius này không tự sinh sản được. Rất tiếc là tôi chưa đủ khả năng để gây ra một sự truyền nhiễm dây chuyền, nhưng đó chỉ là vấn đề kỹ thuật thôi.
Catset của tôi vừa chạy hết băng, tiếng máy chít chít khe khẽ báo hiệu cho tôi biết điều đó.
- Máy của anh chạy hết băng rồi đấy, nhà báo ạ- Kvasmu vừa nói vừa rời khỏi chỗ ghế bành của tôi.
Tôi thở ra thoải mái hơn và đưa tay cởi khuy áo cổ sơ mi cho bớt ngột ngạt. Sau đó tôi từ từ kéo máy ghi âm catset ra và thay cuộn băng khác vào.
- Chỉ còn một thời gian ngắn nữa, rồi người ta sẽ nói theo cách khác! Tất cả sẽ hiểu rằng quyền lực của bà mẹ thiên nhiên là vô hạn.
Tôi vẫn im lặng , trong óc thầm nhẩm tính xem có thể tin mấy phần vào lời của Kvasmu. Nếu như những gì ông ta vừa nói là đúng sự thật thì điều đó thật kinh khủng. Không lẽ thằng cha mày định làm nổ tung cả nền văn minh bằng con đường sinh học hay sao? Tôi thử hình dung điều gì xảy ra khi mà do một bệnh dịch đặc biệt tất cả mọi người đều mọc đầy lông. Và tất cả sẽ có đuôi. Thật kinh khủng!
- Còn bây giờ thì anh hay nói thật xem anh nghĩ gì về tất cả những điều này hở nhà báo? Chỉ có điều đừng có đạo đức giả. Chẳng đem lại ích lợi gì đâu.
- Đó là hoang tưởng, thưa giáo sư - Tôi nói mà không nhận ra giọng mình. Trong giọng tôi như chất đầy nội lực và sức ép, tưởng như trong tôi hàng trăm thế hệ đấu tranh cho tương lai của mình đang lên tiếng. - Tôi thật ngạc nhiên khi nghe ngài nói những điều như thế.
- "Như thế" là thế nào? - Kvasmu nhại lại tôi - Đáng sợ khi nghĩ rằng "ôi - tự - nhiên - mọi - người - sẽ - chết - hết - ôi - nền - văn - minh - sẽ - bị - đập - tan" phải không? Thế thì đã sao nào? - Ông ta nói thêm bằng giọng gay gắt và đòi hỏi. Giáo sư lại bước về phía cửa sổ và lần này bóng ông ta in đậm trên nền trời còn sáng nhờ nhờ.
- Nền văn minh của chúng ta chẳng có ích lợi gì cả.Và cũng như mọi thứ vô tích sự khác, nó phải bị tiêu diệt. Đúng thế, phải bị tiêu diệt! Còn tôi thì lại đưa ra cơ hội để sống còn. Không thể tiến hành chiến tranh hạt nhân mà không có binh lính, mà chó lại không phải là lính. Ha - ha! Mà cũng có thể tôi sẽ biến ai đó không phải thành chó! Bởi vì những con chó của tôi chỉ mới là bước đầu tiên trên con đường cứu vớt sinh quyển của Trái Đất mà thôi. Tôi tin rằng tôi sẽ có thể biến bất kỳ sinh vật nào thành bất kỳ một sinh vật khác. Anh có hình dung được không, như vậy sẽ không còn những loài hiếm bị biến mất nữa. Một liều virus , hai tháng ủ bệnh, và thế là ta sẽ có một con hươu Bukhara hoặc một con ngựa Prjevalski. Đúng thế không nào? Thật là một triển vọng đầy hấp dẫn phải không? - Kvasmu dường như bắt đầu lảm nhảm và ngày càng nói to hơn. Tiếng nói của ông ta làm rung cả không khí và vang xa ra xung quanh bởi ông ta đứng ngay nơi cửa sổ đang mở toang.
- Một trạng thái cân bằng sinh thái hoàn hảo! Sẽ có những mối quan hệ lí trí, mang tính người thật sự giữa tất cả các nhóm và các loài động vật. Còn thực vật! Tôi sẽ biến tất cả những thằng ngu thành cây cối hết để chúng khỏi quấy rầy cuộc sống của người khác. Tôi hình dung thật rõ là chúng sẽ trở thành những thân cây sần sùi và có lá ra sao!
- Ngài Kennet Kvasmu ! - Tôi phẫn nộ, gần như bị nổi cơn điên. - Nhưng điều đó sẽ kéo theo hàng loạt cái chết! Đó sẽ là sự sụp đổ của tất cả những gì tích tụ được sau hàng bao thế kỷ phát triển và tiến bộ!
- Vứt mẹ nó cái phát triển và tiến bộ ấy đi. Chúng đã chẳng suýt đẩy chúng ta xuống vực thẳm hạt nhân đó sao. Nhiều người chết ư? Thế thì sao cơ chứ? Thế không phải hàng tỉ động vật cổ đại đã bị chết do những mong muốn nhất thời và vô nghĩa của con người hay sao? Tôi sẽ không đưa ra ví dụ cho anh, bởi chẳng cần đến tôi thì anh cũng phải biết đến hàng trăm ví dụ rồi. Hãy chỉ để còn lại một phần mười tất cả những gì chúng ta có ngày nay thôi thì chừng ấy cũng đã quá đủ rồi.
- Quá đủ cho cái gì? - Quá sợ hãi, tôi quắp chặt lấy tay tựa ghế bành như người chết. Bỗng nhiên tôi nhận thức được rằng Kvasmu không đùa.
- Đủ để xây dựng một thế giới mới, một thế giới trong sạch hơn và trung thực hơn. Khi đã hòa nhập vào thế giới động vật và thực vật, cuối cùng rồi con người sẽ phải nhìn lại mối quan hệ của mình đối với cuộc sống và với môi trường xung quanh. Có thể là họ sẽ thôi không muốn làm ai chết nữa, trong đó có cả bản thân mình. Thế giới cần phải có một sự rung chuyển mạnh mẽ. Tôi đề nghị phải dành cho cái nền văn minh đã bị kim loại hoá, kền hoá này sự sinh học hoá tới hạn và tin chắc rằng việc đó sẽ đem lại lợi ích của mình.
- Như thế thì nền văn minh sẽ bị tiêu diệt mất. Dứt khoát sẽ bị tiêu diệt vì không một loài động vật nào lại có khả năng tạo ra một nền văn hoá cả.
- Nếu một nền văn hoá như hiện nay thì đúng là không tạo được. Nhưng tôi nói về một thế giới khác, một thế giới sẽ phải xuất hiện trên đống tro tàn của thế giới cũ. Và tiếp nữa, ai bảo với anh là tôi định biến tất cả mọi người thành động vật cơ chứ? Không! Sẽ còn lại những người cùng tư tưởng như tôi, nhóm người đó sẽ có khả năng kiểm soát quá trình xây dựng lại toàn bộ hệ sinh thái trên hành tinh này!
- Thế là rõ! Các ngài da trắng đầy quyền hành! Chắc các ngài cũng sẽ để lại cho mình súng đại bác chứ ạ?
Kvasmu rời cửa sổ và kéo dép lệt sệt về phía cửa ra vào.
- Tôi thấy - ông ta cất giọng khó chịu - rằng anh có những chính kiến ngược với tôi. Thật đáng tiếc!
Tôi như bị diện giật. Tôi bỗng nhận ra rằng mình đang lâm vào thế nguy hiểm chết người, rằng cứ theo nguyện vọng của cái lão già diên rồ này thì hai tháng nữa tôi sẽ biến thành một con chó chính cống mất thôi. Tôi đã hiểu vì sao lão giáo sư lại kiểm tra giấy tờ và lục lọi túi xách của tôi. Đu - úng! Lão ta sợ cái gì đó và hẳn là đang chờ khách từ một cơ quan khác đến. Nhưng may cho lão là còn chưa ai nghi ngờ gì cả. Tôi cũng hiểu ra vì sao lũ chó ở đây lại thông minh đến như vậy và vì sao các cụ già địa phương lại gọi nơi này là khu vườn của quỷ dữ.
- Ngài Kvasmu , - tôi kêu lên, giọng khàn khàn, - thế những con chó của ngài ...
(Còn nữa)
Bên ngoài có tiếng chó sủa khe khẽ.
Giáo sư đứng dậy và đi về phía cửa sổ.
- George đấy phải không?
Lại nghe có tiếng sủa bên ngoài.
- Đi đi, đi đi. Ringer sẽ cho cậu ăn. Tôi đang bận.
Tiếng sủa ăng ẳng lần này nghe có vẻ trầm hơn.
- Không, - Kvasmu cao giọng, - Không cần. Đi đi! Giáo sư rời khỏi cửa sổ, cái bóng ông ta lù lù tiến lại và ập xuống tôi.
Tôi căng thẳng hẳn lên theo bản năng. Cơn run bắt đầu hành hạ tôi.
- Nghe đây, nhà báo! - Ông ta nói - Tôi đã học được cách điều khiển các quá trình đột biến của virus . Tôi đã tiến được xa hơn thiên nhiên: ngoài những virus thông thường, nghĩa là những vrius mà cơ thể vẫn dùng cho các mục đích của nó, tôi đã tạo ra được những virus đặc biệt. Những virus này hoạt động không phụ thuộc vào việc cơ thể có muốn sử dụng chúng hay không. - Ông ta nhếch mép cười. Tôi nhận ra ông đang cười chỉ là nhờ hàm răng trắng hiện lên trong bóng tối. - Chỉ cần có hai tháng - Ông ta thầm thì, phả vào mặt tôi hơi thở nóng hổi - và người sẽ biến thành chó. Hoặc biến thành khỉ. Anh hiểu chứ? Tôi truyền cho một người nào đó virus của tôi, và thế là hai tháng sau tôi đã có một con chó tuyệt vời cực kỳ thông minh.
Tôi bước lùi lại phía sau, mắt trố ra.
- Chỉ có một điều đáng buồn là những vrius này không tự sinh sản được. Rất tiếc là tôi chưa đủ khả năng để gây ra một sự truyền nhiễm dây chuyền, nhưng đó chỉ là vấn đề kỹ thuật thôi.
Catset của tôi vừa chạy hết băng, tiếng máy chít chít khe khẽ báo hiệu cho tôi biết điều đó.
- Máy của anh chạy hết băng rồi đấy, nhà báo ạ- Kvasmu vừa nói vừa rời khỏi chỗ ghế bành của tôi.
Tôi thở ra thoải mái hơn và đưa tay cởi khuy áo cổ sơ mi cho bớt ngột ngạt. Sau đó tôi từ từ kéo máy ghi âm catset ra và thay cuộn băng khác vào.
- Chỉ còn một thời gian ngắn nữa, rồi người ta sẽ nói theo cách khác! Tất cả sẽ hiểu rằng quyền lực của bà mẹ thiên nhiên là vô hạn.
Tôi vẫn im lặng , trong óc thầm nhẩm tính xem có thể tin mấy phần vào lời của Kvasmu. Nếu như những gì ông ta vừa nói là đúng sự thật thì điều đó thật kinh khủng. Không lẽ thằng cha mày định làm nổ tung cả nền văn minh bằng con đường sinh học hay sao? Tôi thử hình dung điều gì xảy ra khi mà do một bệnh dịch đặc biệt tất cả mọi người đều mọc đầy lông. Và tất cả sẽ có đuôi. Thật kinh khủng!
- Còn bây giờ thì anh hay nói thật xem anh nghĩ gì về tất cả những điều này hở nhà báo? Chỉ có điều đừng có đạo đức giả. Chẳng đem lại ích lợi gì đâu.
- Đó là hoang tưởng, thưa giáo sư - Tôi nói mà không nhận ra giọng mình. Trong giọng tôi như chất đầy nội lực và sức ép, tưởng như trong tôi hàng trăm thế hệ đấu tranh cho tương lai của mình đang lên tiếng. - Tôi thật ngạc nhiên khi nghe ngài nói những điều như thế.
- "Như thế" là thế nào? - Kvasmu nhại lại tôi - Đáng sợ khi nghĩ rằng "ôi - tự - nhiên - mọi - người - sẽ - chết - hết - ôi - nền - văn - minh - sẽ - bị - đập - tan" phải không? Thế thì đã sao nào? - Ông ta nói thêm bằng giọng gay gắt và đòi hỏi. Giáo sư lại bước về phía cửa sổ và lần này bóng ông ta in đậm trên nền trời còn sáng nhờ nhờ.
- Nền văn minh của chúng ta chẳng có ích lợi gì cả.Và cũng như mọi thứ vô tích sự khác, nó phải bị tiêu diệt. Đúng thế, phải bị tiêu diệt! Còn tôi thì lại đưa ra cơ hội để sống còn. Không thể tiến hành chiến tranh hạt nhân mà không có binh lính, mà chó lại không phải là lính. Ha - ha! Mà cũng có thể tôi sẽ biến ai đó không phải thành chó! Bởi vì những con chó của tôi chỉ mới là bước đầu tiên trên con đường cứu vớt sinh quyển của Trái Đất mà thôi. Tôi tin rằng tôi sẽ có thể biến bất kỳ sinh vật nào thành bất kỳ một sinh vật khác. Anh có hình dung được không, như vậy sẽ không còn những loài hiếm bị biến mất nữa. Một liều virus , hai tháng ủ bệnh, và thế là ta sẽ có một con hươu Bukhara hoặc một con ngựa Prjevalski. Đúng thế không nào? Thật là một triển vọng đầy hấp dẫn phải không? - Kvasmu dường như bắt đầu lảm nhảm và ngày càng nói to hơn. Tiếng nói của ông ta làm rung cả không khí và vang xa ra xung quanh bởi ông ta đứng ngay nơi cửa sổ đang mở toang.
- Một trạng thái cân bằng sinh thái hoàn hảo! Sẽ có những mối quan hệ lí trí, mang tính người thật sự giữa tất cả các nhóm và các loài động vật. Còn thực vật! Tôi sẽ biến tất cả những thằng ngu thành cây cối hết để chúng khỏi quấy rầy cuộc sống của người khác. Tôi hình dung thật rõ là chúng sẽ trở thành những thân cây sần sùi và có lá ra sao!
- Ngài Kennet Kvasmu ! - Tôi phẫn nộ, gần như bị nổi cơn điên. - Nhưng điều đó sẽ kéo theo hàng loạt cái chết! Đó sẽ là sự sụp đổ của tất cả những gì tích tụ được sau hàng bao thế kỷ phát triển và tiến bộ!
- Vứt mẹ nó cái phát triển và tiến bộ ấy đi. Chúng đã chẳng suýt đẩy chúng ta xuống vực thẳm hạt nhân đó sao. Nhiều người chết ư? Thế thì sao cơ chứ? Thế không phải hàng tỉ động vật cổ đại đã bị chết do những mong muốn nhất thời và vô nghĩa của con người hay sao? Tôi sẽ không đưa ra ví dụ cho anh, bởi chẳng cần đến tôi thì anh cũng phải biết đến hàng trăm ví dụ rồi. Hãy chỉ để còn lại một phần mười tất cả những gì chúng ta có ngày nay thôi thì chừng ấy cũng đã quá đủ rồi.
- Quá đủ cho cái gì? - Quá sợ hãi, tôi quắp chặt lấy tay tựa ghế bành như người chết. Bỗng nhiên tôi nhận thức được rằng Kvasmu không đùa.
- Đủ để xây dựng một thế giới mới, một thế giới trong sạch hơn và trung thực hơn. Khi đã hòa nhập vào thế giới động vật và thực vật, cuối cùng rồi con người sẽ phải nhìn lại mối quan hệ của mình đối với cuộc sống và với môi trường xung quanh. Có thể là họ sẽ thôi không muốn làm ai chết nữa, trong đó có cả bản thân mình. Thế giới cần phải có một sự rung chuyển mạnh mẽ. Tôi đề nghị phải dành cho cái nền văn minh đã bị kim loại hoá, kền hoá này sự sinh học hoá tới hạn và tin chắc rằng việc đó sẽ đem lại lợi ích của mình.
- Như thế thì nền văn minh sẽ bị tiêu diệt mất. Dứt khoát sẽ bị tiêu diệt vì không một loài động vật nào lại có khả năng tạo ra một nền văn hoá cả.
- Nếu một nền văn hoá như hiện nay thì đúng là không tạo được. Nhưng tôi nói về một thế giới khác, một thế giới sẽ phải xuất hiện trên đống tro tàn của thế giới cũ. Và tiếp nữa, ai bảo với anh là tôi định biến tất cả mọi người thành động vật cơ chứ? Không! Sẽ còn lại những người cùng tư tưởng như tôi, nhóm người đó sẽ có khả năng kiểm soát quá trình xây dựng lại toàn bộ hệ sinh thái trên hành tinh này!
- Thế là rõ! Các ngài da trắng đầy quyền hành! Chắc các ngài cũng sẽ để lại cho mình súng đại bác chứ ạ?
Kvasmu rời cửa sổ và kéo dép lệt sệt về phía cửa ra vào.
- Tôi thấy - ông ta cất giọng khó chịu - rằng anh có những chính kiến ngược với tôi. Thật đáng tiếc!
Tôi như bị diện giật. Tôi bỗng nhận ra rằng mình đang lâm vào thế nguy hiểm chết người, rằng cứ theo nguyện vọng của cái lão già diên rồ này thì hai tháng nữa tôi sẽ biến thành một con chó chính cống mất thôi. Tôi đã hiểu vì sao lão giáo sư lại kiểm tra giấy tờ và lục lọi túi xách của tôi. Đu - úng! Lão ta sợ cái gì đó và hẳn là đang chờ khách từ một cơ quan khác đến. Nhưng may cho lão là còn chưa ai nghi ngờ gì cả. Tôi cũng hiểu ra vì sao lũ chó ở đây lại thông minh đến như vậy và vì sao các cụ già địa phương lại gọi nơi này là khu vườn của quỷ dữ.
- Ngài Kvasmu , - tôi kêu lên, giọng khàn khàn, - thế những con chó của ngài ...
(Còn nữa)
23 thg 12, 2007
Đấng cứu thế (kỳ 7)
- Sao lại lồ lộ ra đấy? - Ông ta nói rất dịu dàng - Anh cho là tôi không thông minh. Nhưng tôi lại là một thiên tài cơ!
Tôi sững, mồm há hốc ra. Tôi không phải là người đầu tiên từng gặp những bác học kiêu căng, tự tin vào sự ngoại lệ đặc biệt của cá nhân mình. Nhưng thiên tài - từ đó quá thiêng liêng! Một con người không nên tự phong cho mình tước hiệu ấy ...
- Hình như anh thấy ngạc nhiên phải không?
Tôi im lặng
- Chớ ngạc nhiên làm gì. Tôi thiên tài thật đấy. Nói một cách nghiêm túc và đúng sự thật!
“Có thể ông ta không tỉnh táo lắm - tôi nghĩ - và có lẽ vì thế mới xảy chuyện giấy tờ và túi xách của mình như vừa rồi. Ừ mà sao mình không nhận thấy ngay nhỉ! Có thể người ta nhốt ông ấy một mình ở trong ngôi nhà có cửa sổ bằng lưới sắt này, và ở bệnh xá gần đây nhất một chiếc xe cấp cứu với những người hộ lý lực lưỡng đang lao tới đây chăng?"
Kvasmu nhìn tôi đợi câu trả lời.
- Anh không nói gì à?
- Tôi nghĩ ... - Tôi nói, cố kéo dài thời gian và tập trung tư tưởng.
- Nghĩ gì?
- Vâng, liệu một người đơn độc, thậm chí ta cứ cho rằng người đó có những khả năng thiên tài, có thể thực hiện được một phát minh như vậy không?
- Nhưng tôi đâu có đơn độc - Kvasmu bỗng cất giọng lỗ mãng, gần như có vẻ lấc cấc nữa.
- À vâng, ông đã ở Trung tâm "Đấng cứu thế" mười năm rồi cơ mà.
- Đúng thế. Mà trước đó tôi đã từng là một trong những nhà nghiên cứu chính của Viện... Nói chung của viện nào thì cũng chẳng can gì. Thiên tài không phải ở chỗ ấy, nó ở chỗ khác kia.
- Như vậy là ông tiến hành phát minh khi cùng làm việc với một tập thể lớn, lợi dụng lao động của hàng chục, nếu như không nói hàng trăm người, rồi bỏ đến đây, trồng nên cái vườn sinh thái này và làm cho mình nổi danh sao?
- Bậy nào. Tôi thèm vào làm cái đó!
- Nhưng thế thì tại sao ...
- Bởi vì - ông ta gay gắt ngắt lời tôi - điều thiên tài nhất vẫn còn nằm ở phía trước. Sự thiên tài này không phải ở chỗ phát minh ra mà là ở chỗ sử dụng cơ - ông ta nhấn mạnh.
- Khoan đã, tôi không hiểu gì nữa rồi. Chúng ta hãy nói nốt về vườn sinh thái đi đã. Ngài đã nghĩ ra được điều gì ở đây ạ?
- Lúc chiều, trước bữa ăn tối không chuẩn bị trước của chúng ta anh đã nhận thấy - Kvasmu nói bằng giọng mỉa mai thế nào ấy - rằng có thể virus cũng chịu đột biến. Vậy là anh nói đúng đấy. Bây giờ anh hãy nghe nhé. Cho đến thời gian gần đây người ta vẫn cho rằng đột biến ở virus là hiện tượng ngẫu nhiên. Nhưng tôi lại chứng minh được rằng những đột biến đó mang tính quy luật và chúng cũng tuân theo những quy luật vẫn xác định quá trình tiến hoá trên toàn hành tinh này. Anh nắm được ý tôi chứ? Thế thì ta tiếp tục nhé! Từ đó suy ra rằng bản thân quá trình tiến hoá trên hành tinh chúng ta luôn luôn phải chịu ơn virus . Đúng thế, chịu ơn chính những sinh vật tí xíu sống cộng sinh ấy. Chính nhờ có chúng mà mọi động vật trên hành tinh này đã mọc chân tay thay cho vây để thích nghi với điều kiện sống mới trên cạn, chính chúng đã giúp cho sự xuất hiện loài bò sát, rồi sau đó lại tiêu diệt bò sát dành chỗ sống cho loài có vú. Chính chúng đã làm thay đổi mọi đặc điểm bên trong cũng như bên ngoài của sinh vật sống cho đến khi sinh vật đó đạt tới cái trạng thái mà chúng ta dã quen gọi là "có lý trí" hay "có ý thức tự giác".
Tôi ngồi im, và trước mắt tôi như dần dần hiện lên cuốn phim hoạt hoạ, trong đó những sinh vật bé xíu đang từ từ điều khiển số phận của hàng loạt thế hệ các sinh vật khổng lồ trên Trái Đất.
Bên ngoài trời đã tối dần.
- Còn với khu vườn sinh thái này thì mọi việc rất đơn giản. Khi cây cối cảm thấy rằng trong những điều kiện này chúng sẽ chết và đã chuẩn bị để sang thế giới bên kia thì tôi tống virus vào, những virus này có khả năng cấu trúc lại một số cơ quan của cây bằng một cách đặc biệt để cho cây có thể sống được. Và như vậy là cây cối đã sử dụng các virus đó - ông ta kết thúc bằng giọng mệt mỏi - Nào, ta xem ti vi chứ?
Tôi cắn môi, sắp xếp lại trong óc mọi điều vừa nghe được và cố gắng nghe xem ghi âm còn làm việc nữa không. Những cuộc nói chuyện kiểu này rõ ràng chỉ có một không hai.
Kvasmu lại ngồi vào chiếc ghế bành đặt chếch về phía trước tôi một chút. Ông ta vô tình cố tạo ra một khoảng cách giữa ông ta và tôi. Chiếc TV bật sáng mà câm lặng.
- Nếu như sự yên tĩnh làm cho anh khó chịu thì tôi vặn nhạc lên nhé.
Giáo sự đứng dậy đi về phía trước. Sau đó ông ta quay trở lại, ngồi vào ghế bành và tiếng nhạc vang lên.
- Đó là Bách đấy - Kvasmu nói bằng một giọng mới, có vẻ suy tư. - Anh biết tên tuổi nhạc sĩ này chứ? (Johann Sebastian Bach (1685 – 1750)- thiên tài âm nhạc người Đức- chú thích của người dịch)
- Dạ có ạ.
- Cũng là một chuyện thú vị : Bách tin tưởng rằng ông ta có một sứ mạng nhất định và ông cần phải thực hiện sứ mạng đó.
- Sứ mạng gì cơ ạ?- Tôi tò mò gợi chuyện.
- Ông ta cho rằng ông ta đến Trái Đất để dùng ngôn ngữ âm nhạc kể cho mọi người về Thiên nhiên mà trong đó họ đang sống, về những mối quan hệ phức tạp và tinh tế của nó, về sự cộng hưởng và sự hài hòa nói chung. Chính vì vậy mà cho đến tận thời chúng ta âm nhạc phức điệu của ông ta vẫn còn là một câu đố. Nhưng ông ta cũng làm được khá nhiều: tự bắt mình không được nghỉ ngơi, ông ta đã làm việc cho đến tận những ngày cuối đời và chết vào lúc 65 tuổi.
- Vậy ư?
- Sinh thời ông ta chỉ được vẻ vang bởi nghệ thuật biểu diễn thôi. Còn các tác phẩm của ông ấy thì bị coi là quá khó hiểu và mang tính toán học. Thời gian đã đặt mọi cái vào đúng vị trí của chúng.
Những âm thanh nghiêm nghị lúc đầu ngừng hẳn, và khúc nhạc chậm rãi ban đầu bị bật tung bởi những nhạc điệu hối hả, chồng chéo lên nhau một cách khó hiểu.
"Kvasmu nói đúng - tôi nghĩ - Bách hoàn toàn thích hợp với lối tư duy hiện đại".
- Nhưng dù sao thì - tôi bắt đầu trận tấn công mới - khi nói về tính thiên tài, chắc hẳn ngài muốn đề cập tới cái gì khác chứ không chỉ đơn giản là sự thích nghi của thực vật, cho dù sự thích nghi đó thật quá đỗi kinh ngạc, phải không ạ?
- Tất nhiên - Giáo sư chậm rãi trả lời - thiên tài là ở chỗ tôi sẽ phải biến đổi thế giới của chúng ta. Và tôi đã bắt đầu thực hiện sứ mệnh vĩ đại đó!
Ông ta nói trịnh trọng một cách khác thường khiến tôi nhớ đến bệnh cuồng dại. Trong ngài giáo sư lạ lùng này tập hợp tất cả mọi thứ, cả rồi loạn tâm thần, điều đó thì chắc chắn rồi, cả thiên tài lớn, cả ý chí bên trong - tất cả quyện vào nhau thành một búi lạ kỳ, và tôi tò mò ngắm mặt ông ta, khuôn mặt mà từ chỗ tôi ngồi chỉ trông rõ được tí chút nhờ ánh sáng ít ỏi của màn ảnh tivi.
- Khu vườn sinh thái của tôi chỉ mới là sự mở đầu khiêm tốn mà thôi - Kvasmu nói tiếp, vẻ phấn chấn hẳn lên - Còn bản thân ý tưởng của tôi sâu sắc hơn nhiều. Tôi có thể nói là mang tính chất toàn cầu hơn nhiều. Không phải ngẫu nhiên mà tôi lại đặt lên khu vườn cấm của mình là "Đấng cứu thế". Trước kia, đã lâu lắm rồi, khi còn trẻ trung như anh, anh bạn trẻ ạ, tôi đã từng nghĩ là mọi sinh vật sống trên hành tinh chỉ có thể tồn tại được khi nào chúng học được cách thích nghi với con người. Nhưng sau đó tôi hiểu rằng tôi đã nhầm như thế nào về con người. Con người - đó tạm thời là trung tâm của điều ác. Ít nhất thì ngày nay nó cũng là như vậy. Nó chẳng làm được cái gì cả và chỉ có khả năng phá hoại bằng cách đè bẹp tất cả để thích nghi với tình hình.
- Khoan đã - Tôi không nhịn được nữa - Nhưng chẳng phải con người chính là nhà sáng tạo vĩ đại nhất hay sao.
- Nhà sáng tạo vĩ đại nhất là Thiên nhiên - Kvasmu gay gắt nói - chứ không phải con người. Con người sáng tạo được cái gì nào? Đối với các đàn kiến của mình con người làm đảo lộn hết cả - đốt rừng, đốt than, đốt dầu mỏ. Phát minh vĩ đại nhất của con người là sử dụng năng lượng hạt nhân. Thế mà con người đã làm gì cho việc đó? Phá vỡ ! Thậm chí ở đây cũng lại phá hoại! Vâng, đã qua rồi cái thời mà Con người có thể sống hoà thuận với Thiên nhiên, khi mà đối với con người chỉ ánh nắng và gió cũng đã đủ rồi. Không! Bây giờ thì phải để cho anh ta đốt cháy, gây ra các vụ nổ, phá huỷ toàn thế giới chỉ để mưu lợi trong một phút cơ! Còn tiếp đó - hãy bùng lên ngọn lửa xanh!
Kvasmu hoàn toàn bị kích động, hơi quay về phía tôi và một tay vung vẩy trong khi nói.
Chắc là ông ta đã nói ra những gì thầm kín nhất và trước mắt tôi hiện rõ nguyên hình con người thật của ông ta - cởi mở và dữ dội.
- Còn nếu tính thù địch đạt đến tột cùng ý thức nhu nhược của nó - Giáo sư bỗng sôi nổi lên - thì khi đó con người sẽ biến hành tinh này thành một ngọn đuốc tuyệt diệu. Vậy tại sao những sinh vật còn lại lại phải chết? Ít nhất thì cũng là những côn trùng mà chỉ riêng một loài thôi cũng đã nhiều hơn số sao trên bầu trời kia?
Kvasmu quay về tư thế cũ và im bặt.
Tôi cũng chẳng nói lời nào.
Chương trình truyền hình kết thúc, trên màn ảnh chỉ còn phim hoạt hoạ. Bóng tối cuối cùng đã trùm lên căn phòng và lập lờ dưới trần nhà. Bản nhạc khe khẽ vang lên như muốn làm dịu, âu yếm thính giác người nghe.
Người tôi như có kiến bò. Thậm chí dù ở trạng thái cuồng loạn Kvasmu cũng vẫn làm cho tôi lâm vào tình trạng phải tiếp thu những vấn đề lớn không còn với thái độ mỉa mai nữa.
(Còn nữa)
Người dịch: Trần Thị Thu Hiên (Trần Thu)
Tôi sững, mồm há hốc ra. Tôi không phải là người đầu tiên từng gặp những bác học kiêu căng, tự tin vào sự ngoại lệ đặc biệt của cá nhân mình. Nhưng thiên tài - từ đó quá thiêng liêng! Một con người không nên tự phong cho mình tước hiệu ấy ...
- Hình như anh thấy ngạc nhiên phải không?
Tôi im lặng
- Chớ ngạc nhiên làm gì. Tôi thiên tài thật đấy. Nói một cách nghiêm túc và đúng sự thật!
“Có thể ông ta không tỉnh táo lắm - tôi nghĩ - và có lẽ vì thế mới xảy chuyện giấy tờ và túi xách của mình như vừa rồi. Ừ mà sao mình không nhận thấy ngay nhỉ! Có thể người ta nhốt ông ấy một mình ở trong ngôi nhà có cửa sổ bằng lưới sắt này, và ở bệnh xá gần đây nhất một chiếc xe cấp cứu với những người hộ lý lực lưỡng đang lao tới đây chăng?"
Kvasmu nhìn tôi đợi câu trả lời.
- Anh không nói gì à?
- Tôi nghĩ ... - Tôi nói, cố kéo dài thời gian và tập trung tư tưởng.
- Nghĩ gì?
- Vâng, liệu một người đơn độc, thậm chí ta cứ cho rằng người đó có những khả năng thiên tài, có thể thực hiện được một phát minh như vậy không?
- Nhưng tôi đâu có đơn độc - Kvasmu bỗng cất giọng lỗ mãng, gần như có vẻ lấc cấc nữa.
- À vâng, ông đã ở Trung tâm "Đấng cứu thế" mười năm rồi cơ mà.
- Đúng thế. Mà trước đó tôi đã từng là một trong những nhà nghiên cứu chính của Viện... Nói chung của viện nào thì cũng chẳng can gì. Thiên tài không phải ở chỗ ấy, nó ở chỗ khác kia.
- Như vậy là ông tiến hành phát minh khi cùng làm việc với một tập thể lớn, lợi dụng lao động của hàng chục, nếu như không nói hàng trăm người, rồi bỏ đến đây, trồng nên cái vườn sinh thái này và làm cho mình nổi danh sao?
- Bậy nào. Tôi thèm vào làm cái đó!
- Nhưng thế thì tại sao ...
- Bởi vì - ông ta gay gắt ngắt lời tôi - điều thiên tài nhất vẫn còn nằm ở phía trước. Sự thiên tài này không phải ở chỗ phát minh ra mà là ở chỗ sử dụng cơ - ông ta nhấn mạnh.
- Khoan đã, tôi không hiểu gì nữa rồi. Chúng ta hãy nói nốt về vườn sinh thái đi đã. Ngài đã nghĩ ra được điều gì ở đây ạ?
- Lúc chiều, trước bữa ăn tối không chuẩn bị trước của chúng ta anh đã nhận thấy - Kvasmu nói bằng giọng mỉa mai thế nào ấy - rằng có thể virus cũng chịu đột biến. Vậy là anh nói đúng đấy. Bây giờ anh hãy nghe nhé. Cho đến thời gian gần đây người ta vẫn cho rằng đột biến ở virus là hiện tượng ngẫu nhiên. Nhưng tôi lại chứng minh được rằng những đột biến đó mang tính quy luật và chúng cũng tuân theo những quy luật vẫn xác định quá trình tiến hoá trên toàn hành tinh này. Anh nắm được ý tôi chứ? Thế thì ta tiếp tục nhé! Từ đó suy ra rằng bản thân quá trình tiến hoá trên hành tinh chúng ta luôn luôn phải chịu ơn virus . Đúng thế, chịu ơn chính những sinh vật tí xíu sống cộng sinh ấy. Chính nhờ có chúng mà mọi động vật trên hành tinh này đã mọc chân tay thay cho vây để thích nghi với điều kiện sống mới trên cạn, chính chúng đã giúp cho sự xuất hiện loài bò sát, rồi sau đó lại tiêu diệt bò sát dành chỗ sống cho loài có vú. Chính chúng đã làm thay đổi mọi đặc điểm bên trong cũng như bên ngoài của sinh vật sống cho đến khi sinh vật đó đạt tới cái trạng thái mà chúng ta dã quen gọi là "có lý trí" hay "có ý thức tự giác".
Tôi ngồi im, và trước mắt tôi như dần dần hiện lên cuốn phim hoạt hoạ, trong đó những sinh vật bé xíu đang từ từ điều khiển số phận của hàng loạt thế hệ các sinh vật khổng lồ trên Trái Đất.
Bên ngoài trời đã tối dần.
- Còn với khu vườn sinh thái này thì mọi việc rất đơn giản. Khi cây cối cảm thấy rằng trong những điều kiện này chúng sẽ chết và đã chuẩn bị để sang thế giới bên kia thì tôi tống virus vào, những virus này có khả năng cấu trúc lại một số cơ quan của cây bằng một cách đặc biệt để cho cây có thể sống được. Và như vậy là cây cối đã sử dụng các virus đó - ông ta kết thúc bằng giọng mệt mỏi - Nào, ta xem ti vi chứ?
Tôi cắn môi, sắp xếp lại trong óc mọi điều vừa nghe được và cố gắng nghe xem ghi âm còn làm việc nữa không. Những cuộc nói chuyện kiểu này rõ ràng chỉ có một không hai.
Kvasmu lại ngồi vào chiếc ghế bành đặt chếch về phía trước tôi một chút. Ông ta vô tình cố tạo ra một khoảng cách giữa ông ta và tôi. Chiếc TV bật sáng mà câm lặng.
- Nếu như sự yên tĩnh làm cho anh khó chịu thì tôi vặn nhạc lên nhé.
Giáo sự đứng dậy đi về phía trước. Sau đó ông ta quay trở lại, ngồi vào ghế bành và tiếng nhạc vang lên.
- Đó là Bách đấy - Kvasmu nói bằng một giọng mới, có vẻ suy tư. - Anh biết tên tuổi nhạc sĩ này chứ? (Johann Sebastian Bach (1685 – 1750)- thiên tài âm nhạc người Đức- chú thích của người dịch)
- Dạ có ạ.
- Cũng là một chuyện thú vị : Bách tin tưởng rằng ông ta có một sứ mạng nhất định và ông cần phải thực hiện sứ mạng đó.
- Sứ mạng gì cơ ạ?- Tôi tò mò gợi chuyện.
- Ông ta cho rằng ông ta đến Trái Đất để dùng ngôn ngữ âm nhạc kể cho mọi người về Thiên nhiên mà trong đó họ đang sống, về những mối quan hệ phức tạp và tinh tế của nó, về sự cộng hưởng và sự hài hòa nói chung. Chính vì vậy mà cho đến tận thời chúng ta âm nhạc phức điệu của ông ta vẫn còn là một câu đố. Nhưng ông ta cũng làm được khá nhiều: tự bắt mình không được nghỉ ngơi, ông ta đã làm việc cho đến tận những ngày cuối đời và chết vào lúc 65 tuổi.
- Vậy ư?
- Sinh thời ông ta chỉ được vẻ vang bởi nghệ thuật biểu diễn thôi. Còn các tác phẩm của ông ấy thì bị coi là quá khó hiểu và mang tính toán học. Thời gian đã đặt mọi cái vào đúng vị trí của chúng.
Những âm thanh nghiêm nghị lúc đầu ngừng hẳn, và khúc nhạc chậm rãi ban đầu bị bật tung bởi những nhạc điệu hối hả, chồng chéo lên nhau một cách khó hiểu.
"Kvasmu nói đúng - tôi nghĩ - Bách hoàn toàn thích hợp với lối tư duy hiện đại".
- Nhưng dù sao thì - tôi bắt đầu trận tấn công mới - khi nói về tính thiên tài, chắc hẳn ngài muốn đề cập tới cái gì khác chứ không chỉ đơn giản là sự thích nghi của thực vật, cho dù sự thích nghi đó thật quá đỗi kinh ngạc, phải không ạ?
- Tất nhiên - Giáo sư chậm rãi trả lời - thiên tài là ở chỗ tôi sẽ phải biến đổi thế giới của chúng ta. Và tôi đã bắt đầu thực hiện sứ mệnh vĩ đại đó!
Ông ta nói trịnh trọng một cách khác thường khiến tôi nhớ đến bệnh cuồng dại. Trong ngài giáo sư lạ lùng này tập hợp tất cả mọi thứ, cả rồi loạn tâm thần, điều đó thì chắc chắn rồi, cả thiên tài lớn, cả ý chí bên trong - tất cả quyện vào nhau thành một búi lạ kỳ, và tôi tò mò ngắm mặt ông ta, khuôn mặt mà từ chỗ tôi ngồi chỉ trông rõ được tí chút nhờ ánh sáng ít ỏi của màn ảnh tivi.
- Khu vườn sinh thái của tôi chỉ mới là sự mở đầu khiêm tốn mà thôi - Kvasmu nói tiếp, vẻ phấn chấn hẳn lên - Còn bản thân ý tưởng của tôi sâu sắc hơn nhiều. Tôi có thể nói là mang tính chất toàn cầu hơn nhiều. Không phải ngẫu nhiên mà tôi lại đặt lên khu vườn cấm của mình là "Đấng cứu thế". Trước kia, đã lâu lắm rồi, khi còn trẻ trung như anh, anh bạn trẻ ạ, tôi đã từng nghĩ là mọi sinh vật sống trên hành tinh chỉ có thể tồn tại được khi nào chúng học được cách thích nghi với con người. Nhưng sau đó tôi hiểu rằng tôi đã nhầm như thế nào về con người. Con người - đó tạm thời là trung tâm của điều ác. Ít nhất thì ngày nay nó cũng là như vậy. Nó chẳng làm được cái gì cả và chỉ có khả năng phá hoại bằng cách đè bẹp tất cả để thích nghi với tình hình.
- Khoan đã - Tôi không nhịn được nữa - Nhưng chẳng phải con người chính là nhà sáng tạo vĩ đại nhất hay sao.
- Nhà sáng tạo vĩ đại nhất là Thiên nhiên - Kvasmu gay gắt nói - chứ không phải con người. Con người sáng tạo được cái gì nào? Đối với các đàn kiến của mình con người làm đảo lộn hết cả - đốt rừng, đốt than, đốt dầu mỏ. Phát minh vĩ đại nhất của con người là sử dụng năng lượng hạt nhân. Thế mà con người đã làm gì cho việc đó? Phá vỡ ! Thậm chí ở đây cũng lại phá hoại! Vâng, đã qua rồi cái thời mà Con người có thể sống hoà thuận với Thiên nhiên, khi mà đối với con người chỉ ánh nắng và gió cũng đã đủ rồi. Không! Bây giờ thì phải để cho anh ta đốt cháy, gây ra các vụ nổ, phá huỷ toàn thế giới chỉ để mưu lợi trong một phút cơ! Còn tiếp đó - hãy bùng lên ngọn lửa xanh!
Kvasmu hoàn toàn bị kích động, hơi quay về phía tôi và một tay vung vẩy trong khi nói.
Chắc là ông ta đã nói ra những gì thầm kín nhất và trước mắt tôi hiện rõ nguyên hình con người thật của ông ta - cởi mở và dữ dội.
- Còn nếu tính thù địch đạt đến tột cùng ý thức nhu nhược của nó - Giáo sư bỗng sôi nổi lên - thì khi đó con người sẽ biến hành tinh này thành một ngọn đuốc tuyệt diệu. Vậy tại sao những sinh vật còn lại lại phải chết? Ít nhất thì cũng là những côn trùng mà chỉ riêng một loài thôi cũng đã nhiều hơn số sao trên bầu trời kia?
Kvasmu quay về tư thế cũ và im bặt.
Tôi cũng chẳng nói lời nào.
Chương trình truyền hình kết thúc, trên màn ảnh chỉ còn phim hoạt hoạ. Bóng tối cuối cùng đã trùm lên căn phòng và lập lờ dưới trần nhà. Bản nhạc khe khẽ vang lên như muốn làm dịu, âu yếm thính giác người nghe.
Người tôi như có kiến bò. Thậm chí dù ở trạng thái cuồng loạn Kvasmu cũng vẫn làm cho tôi lâm vào tình trạng phải tiếp thu những vấn đề lớn không còn với thái độ mỉa mai nữa.
(Còn nữa)
Người dịch: Trần Thị Thu Hiên (Trần Thu)
21 thg 12, 2007
Đấng cứu thế (kỳ 6)
- Các anh viết những gì?- Kvasmu khẽ hỏi
- Tôi ấy ạ?
- Không, không phải anh. Tạp chí cơ.
- Viết về đủ mọi thứ. Trong đó có cả về sinh thái học, về bảo vệ môi trường. Ngài chưa đọc bao giờ ạ?
- Chưa - Không hiểu sao ông ta bỗng ngẩng nhìn tôi và ánh mắt cứng rắn của ông ta cứ xoáy vào mặt tôi. - Tôi chẳng có lúc nào mà đọc cả. Như vậy là - ông ta cắn môi - cả về bảo vệ môi trưòng?
- Vâng.
- Anh hãy nói cho tôi biết anh đánh giá như thế nào về tình trạng bảo vệ môi trường hiện nay?
- Theo tôi - tôi nói - nếu muốn cũng có thể làm việc gì đó để bảo vệ ...
- Đừng vòng vo thế! Cứ nói thẳng đi! Nói thẳng hơn và mạnh dạn hơn xem nào!
Tôi hơi ngập ngừng.
- Thiên nhiên hoang đã cần được tập trung vào các khu vườn cấm và các vườn bách thú.
- Chớ động tới vườn bách thú, đó đâu phải là thiên nhiên! - Giáo sư nóng nảy quát lên. - Thế còn sau đó, sau đó phải làm gì nữa?!
- Thiên nhiên, theo tôi, đây chỉ là quan điểm của riêng tôi, cần được thay đổi về chiều sâu ...
- Nào! Nào!
- Cần được có nhân tính ...
- Mạnh dạn lên nào! - Trong giọng nói Kvasmu lộ rõ vẻ đồng tình.
- Sẽ chỉ còn lại những loài nào có lợi cho chúng ta hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp, hoặc những loài có khả năng thích nghi.
- Tuyệt - Giáo sư thốt lên và dè dặt mỉm cười - Và ta tiếp tục nhé: thế những điều ấy liệu khi nào mới có thể xảy ra?
- Theo tôi, - tôi hồ hởi nói tiếp - cũng phải còn vài ba thế kỷ nữa. Tôi không đồng ý…
- Thế đấy! - ông ta ngắt lời tôi - Nhầm to rồi. Rất nhầm! Không đâu anh bạn trẻ ạ, nếu như anh muốn biết thiên nhiên còn phải trong tình trạng hoang dã, nghĩa là trong tình trạng hiện tại bao lâu nữa thì tôi có thể nói cho anh một cách khá rõ đấy. - Ông ta ngừng nói và nhìn tôi dò hỏi, tưởng như đợi tôi trả lời vậy.
- Bao lâu nữa ạ? - Tôi hỏi với giọng cam chịu.
- Tối đa là năm mươi năm.
Tôi ngạc nhiên mở to mắt và cười thầm - rõ ràng bố già hơi quá lời rồi.
- Thế tối thiểu thì sao ạ?
- Điều này thì tuỳ anh thôi! - Cơvaxmu trả lời tôi một cách xỏ xiên - Là thế nào cũng được cả. Miễn là người ta cho phép bấm nút.
- Nút nào vậy?
- Thì tôi cũng chả biết nút nào nữa. Nút đỏ, mà cũng có thể là nút đen. Một cái nút mang tính người hoàn toàn. Ấn một cái - thế là mọi sự đều sẵn sàng! Đấy, thiên nhiên dành cho anh đấy ... - Ông ta bỗng thoáng buồn và lại cụp mắt xuống.
"Ông già lẩm cẩm mất rồi - tôi chợt nghĩ - ông ta tin chắc là chiến tranh hạt nhân sẽ xảy ra".
- Chắc anh cho tôi là một kẻ kỳ lạ quá mức? - Kvasmu hỏi, giọng ngọt xớt - Nhưng từ đây, từ chốn thâm sơn cùng cốc này không hiểu sao tôi nhìn thấy mọi việc rõ ràng hơn.
Tôi gật đầu thông cảm.
- Chỉ có một lối thoát thôi - Ông ta sôi nổi - Một lốt thoát duy nhất.
Nếu như trong tôi còn khả năng để ngạc nhiên thì chắc tôi rất quan tâm đến câu hỏi nói đó của giáo sư. Nhưng ngày hôm nay đã quá nhiều điều bí ẩn xảy ra rồi. Bây giờ thì tôi chỉ còn nghĩ đến chuyện thiết kế bài phóng sự cách nào cho đạt nhất mà thôi! Bỗng nhiên trí nhớ lại quay về với câu chuyện virus lúc nãy.
- Thưa giáo sư, - tôi lịch sự hỏi - thực tình tôi không hiểu lắm về việc virus có liên quan như thế nào đến mọi điều tôi được thấy trong khu vườn sinh thái này?
Giáo sư bước lên trước và dừng lại ở chỗ bức tường, lưng quay về phía tôi. Đây không phải lần đầu tiên mỗi khi bắt đầu câu chuyện là ông ta lại bước lên trước và quay lưng laị, có lẽ đó là một thói quen của ông.
- Chúng ta hãy để bệnh tật sang một bên - ông ta mệt mỏi nói - và chỉ nói đến persistansia của virus thôi.
- Gì cơ ạ?
- Persitansia là chứng cớ của việc virus có tồn tại lâu trong cơ thể. Người ta đã chứng minh được rằng sự có mặt của virus loại này hay loại khác trong cơ thể bao giờ cũng gây nên tính miễn dịch đối với một bệnh cụ thể. Nhưng cái đó không chính xác lắm, virus không thể gây bệnh được, đúng hơn thì sự mắc bệnh do virus gây ra không phải là bệnh mà nếu có thể được thì ta gọi đó chính là sự thích nghi với các điều kiện đã thay đổi của môi trường bên ngoài. Do bản chất của mình, virus là những "thợ điều chỉnh" của cơ thể. Liên kết với bộ máy di truyền của tế bào, gen của virus đóng vai trò một ngân hàng thông tin di truyền đặc biệt đối với tất cả các hệ thống sinh học. - Giáo sư ngừng nói và bàn tay mệt mỏi xoa xoa trên mặt. Ông ta lại bắt đầu đi lại trong phòng và lúc này đang đứng ngay trước mặt tôi.
Mặt trời đã hạ xuống ở ngay đường chân trời: những tia nắng không còn lọt vào phòng qua các khung cửa có lưới sắt nữa. Nhưng bên ngoài trời vẫn còn khá sáng sủa nên trong phòng tuy đã nhá nhem vẫn trông rõ mọi thứ. Nửa mặt của Kennet Kvasmu phía bên tôi bị bóng tối che nên má trông hóp lại và quầng mắt trũng sâu.
- Bây giờ nếu tôi nói với anh rằng tôi đã giúp cho tất cả thực vật ở đây thích nghi với điều kiện địa phương thì anh không ngạc nhiên lắm nữa chứ?
- Dùng virus ạ?
- Chính thế.
- Thưa giáo sư - tôi nhẹ nhàng nói: - Có thể tôi còn quá trẻ, nhưng tôi được biết rằng thời đại của chúng ta không còn là thời đại của những nhà phát minh đơn độc nữa. Không lẽ phát minh của ngài lồ lộ ra đấy mà lại bị hàng ngàn nhà phát minh khác bỏ qua sao?
Kvasmu quay về phía tôi, ánh mắt bỗng loé lên vẻ man rợ nhưng mặt vẫn khuất trong bóng tối nên tôi không hiểu được vẻ mặt ông ta ra sao.
(Còn nữa)
- Tôi ấy ạ?
- Không, không phải anh. Tạp chí cơ.
- Viết về đủ mọi thứ. Trong đó có cả về sinh thái học, về bảo vệ môi trường. Ngài chưa đọc bao giờ ạ?
- Chưa - Không hiểu sao ông ta bỗng ngẩng nhìn tôi và ánh mắt cứng rắn của ông ta cứ xoáy vào mặt tôi. - Tôi chẳng có lúc nào mà đọc cả. Như vậy là - ông ta cắn môi - cả về bảo vệ môi trưòng?
- Vâng.
- Anh hãy nói cho tôi biết anh đánh giá như thế nào về tình trạng bảo vệ môi trường hiện nay?
- Theo tôi - tôi nói - nếu muốn cũng có thể làm việc gì đó để bảo vệ ...
- Đừng vòng vo thế! Cứ nói thẳng đi! Nói thẳng hơn và mạnh dạn hơn xem nào!
Tôi hơi ngập ngừng.
- Thiên nhiên hoang đã cần được tập trung vào các khu vườn cấm và các vườn bách thú.
- Chớ động tới vườn bách thú, đó đâu phải là thiên nhiên! - Giáo sư nóng nảy quát lên. - Thế còn sau đó, sau đó phải làm gì nữa?!
- Thiên nhiên, theo tôi, đây chỉ là quan điểm của riêng tôi, cần được thay đổi về chiều sâu ...
- Nào! Nào!
- Cần được có nhân tính ...
- Mạnh dạn lên nào! - Trong giọng nói Kvasmu lộ rõ vẻ đồng tình.
- Sẽ chỉ còn lại những loài nào có lợi cho chúng ta hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp, hoặc những loài có khả năng thích nghi.
- Tuyệt - Giáo sư thốt lên và dè dặt mỉm cười - Và ta tiếp tục nhé: thế những điều ấy liệu khi nào mới có thể xảy ra?
- Theo tôi, - tôi hồ hởi nói tiếp - cũng phải còn vài ba thế kỷ nữa. Tôi không đồng ý…
- Thế đấy! - ông ta ngắt lời tôi - Nhầm to rồi. Rất nhầm! Không đâu anh bạn trẻ ạ, nếu như anh muốn biết thiên nhiên còn phải trong tình trạng hoang dã, nghĩa là trong tình trạng hiện tại bao lâu nữa thì tôi có thể nói cho anh một cách khá rõ đấy. - Ông ta ngừng nói và nhìn tôi dò hỏi, tưởng như đợi tôi trả lời vậy.
- Bao lâu nữa ạ? - Tôi hỏi với giọng cam chịu.
- Tối đa là năm mươi năm.
Tôi ngạc nhiên mở to mắt và cười thầm - rõ ràng bố già hơi quá lời rồi.
- Thế tối thiểu thì sao ạ?
- Điều này thì tuỳ anh thôi! - Cơvaxmu trả lời tôi một cách xỏ xiên - Là thế nào cũng được cả. Miễn là người ta cho phép bấm nút.
- Nút nào vậy?
- Thì tôi cũng chả biết nút nào nữa. Nút đỏ, mà cũng có thể là nút đen. Một cái nút mang tính người hoàn toàn. Ấn một cái - thế là mọi sự đều sẵn sàng! Đấy, thiên nhiên dành cho anh đấy ... - Ông ta bỗng thoáng buồn và lại cụp mắt xuống.
"Ông già lẩm cẩm mất rồi - tôi chợt nghĩ - ông ta tin chắc là chiến tranh hạt nhân sẽ xảy ra".
- Chắc anh cho tôi là một kẻ kỳ lạ quá mức? - Kvasmu hỏi, giọng ngọt xớt - Nhưng từ đây, từ chốn thâm sơn cùng cốc này không hiểu sao tôi nhìn thấy mọi việc rõ ràng hơn.
Tôi gật đầu thông cảm.
- Chỉ có một lối thoát thôi - Ông ta sôi nổi - Một lốt thoát duy nhất.
Nếu như trong tôi còn khả năng để ngạc nhiên thì chắc tôi rất quan tâm đến câu hỏi nói đó của giáo sư. Nhưng ngày hôm nay đã quá nhiều điều bí ẩn xảy ra rồi. Bây giờ thì tôi chỉ còn nghĩ đến chuyện thiết kế bài phóng sự cách nào cho đạt nhất mà thôi! Bỗng nhiên trí nhớ lại quay về với câu chuyện virus lúc nãy.
- Thưa giáo sư, - tôi lịch sự hỏi - thực tình tôi không hiểu lắm về việc virus có liên quan như thế nào đến mọi điều tôi được thấy trong khu vườn sinh thái này?
Giáo sư bước lên trước và dừng lại ở chỗ bức tường, lưng quay về phía tôi. Đây không phải lần đầu tiên mỗi khi bắt đầu câu chuyện là ông ta lại bước lên trước và quay lưng laị, có lẽ đó là một thói quen của ông.
- Chúng ta hãy để bệnh tật sang một bên - ông ta mệt mỏi nói - và chỉ nói đến persistansia của virus thôi.
- Gì cơ ạ?
- Persitansia là chứng cớ của việc virus có tồn tại lâu trong cơ thể. Người ta đã chứng minh được rằng sự có mặt của virus loại này hay loại khác trong cơ thể bao giờ cũng gây nên tính miễn dịch đối với một bệnh cụ thể. Nhưng cái đó không chính xác lắm, virus không thể gây bệnh được, đúng hơn thì sự mắc bệnh do virus gây ra không phải là bệnh mà nếu có thể được thì ta gọi đó chính là sự thích nghi với các điều kiện đã thay đổi của môi trường bên ngoài. Do bản chất của mình, virus là những "thợ điều chỉnh" của cơ thể. Liên kết với bộ máy di truyền của tế bào, gen của virus đóng vai trò một ngân hàng thông tin di truyền đặc biệt đối với tất cả các hệ thống sinh học. - Giáo sư ngừng nói và bàn tay mệt mỏi xoa xoa trên mặt. Ông ta lại bắt đầu đi lại trong phòng và lúc này đang đứng ngay trước mặt tôi.
Mặt trời đã hạ xuống ở ngay đường chân trời: những tia nắng không còn lọt vào phòng qua các khung cửa có lưới sắt nữa. Nhưng bên ngoài trời vẫn còn khá sáng sủa nên trong phòng tuy đã nhá nhem vẫn trông rõ mọi thứ. Nửa mặt của Kennet Kvasmu phía bên tôi bị bóng tối che nên má trông hóp lại và quầng mắt trũng sâu.
- Bây giờ nếu tôi nói với anh rằng tôi đã giúp cho tất cả thực vật ở đây thích nghi với điều kiện địa phương thì anh không ngạc nhiên lắm nữa chứ?
- Dùng virus ạ?
- Chính thế.
- Thưa giáo sư - tôi nhẹ nhàng nói: - Có thể tôi còn quá trẻ, nhưng tôi được biết rằng thời đại của chúng ta không còn là thời đại của những nhà phát minh đơn độc nữa. Không lẽ phát minh của ngài lồ lộ ra đấy mà lại bị hàng ngàn nhà phát minh khác bỏ qua sao?
Kvasmu quay về phía tôi, ánh mắt bỗng loé lên vẻ man rợ nhưng mặt vẫn khuất trong bóng tối nên tôi không hiểu được vẻ mặt ông ta ra sao.
(Còn nữa)
19 thg 12, 2007
Đấng cứu thế (Kỳ 5)
ĐẤNG CỨU THẾ (Kỳ 5)
- Không bao giờ! Virus không phải là vật thể và không là vật thể gây bệnh. Những bệnh đáng sợ nhất do virus gây ra là bệnh viêm tuỷ xám và viêm não, mà những bệnh này lại chỉ đánh bại những người tàn tật thôi, chứ trong số một trăm ngàn người chúng chẳng làm chết nổi một người. Đó là nói về xác suất. Cho nên có thể mạnh dạn coi tất cả các bệnh do virus là thuộc loại rối loạn hệ thống miễn dịch. Virus - đó không phải là phần tử lạ đối với cơ thể sống. Chúng là một bộ phận hữu cơ và cần thiết của môi trường sống mà thiếu chúng không thể có sự thích nghi, không có hệ thống miễn dịch và nói chung không thể có sự tiến hoá.
- Tiến hoá ư?
- Đúng, nhưng ta sẽ nói về điều này sau. Còn bây giờ anh chỉ cần hiểu rằng trong thiên nhiên, virus là sự đa dạng của các mã sinh học, có thể được bất kỳ cơ thể nào sử dụng toàn bộ hay từng phần trong bất kỳ mối liên kết nào, nhằm bất kỳ mục đích gì.
- Tóm lại, - tôi hơi nhổm người lên ngắt lời giáo sư - có thể gọi virus là thông tin phụ nằm rải rác trong môi trường phải không ạ?
- Đúng thế, là thông tin có thể được bất kỳ cơ thể sống nào sử dụng không có ngoại lệ nào.
- Nhưng như vậy sẽ nảy ra vấn đề: những virus ấy từ đâu ra?
- Từ đâu ra là thế nào? - Kvasmu ngẩn người ra - Chúng ta tự nuôi chúng chứ còn đâu ra nữa. Anh phải hiểu rằng bất kỳ virus nào cũng có khả năng biến đổi một tế bào làm cho tế bào đó sẽ sản xuất ra được hàng nghìn virus tương tự, giống như một nhà máy sống vậy.
- Vâng, nhưng từ đầu thì thế nào ạ? Virus có nhiều loại khác nhau, có nghĩa là chúng cũng dễ bị đột biến chứ ạ?
Giáo sư vẫn đi lại lại trong phòng và lúc này đang ở ngay sau lưng tôi.
- Chàng trai này, - ông ta nói bằng giọng nhẹ nhàng hơn lúc nãy - liệu anh có đói không đấy?
Trong ngữ điệu câu hỏi của ông ta có thể thấy sự cảm thông và thân thiện nhưng đối với tôi, một người đang cảnh giác, thì nó vẫn có vẻ đáng ngờ thế nào ấy.
- Nói chung thì tôi chưa ăn sáng...
- Thế đấy, mà bây giờ thì đã đến giờ ăn tối rồi. Chúng ta đi ăn chút gì đã nhé.
Tôi thấy thật lạ lùng cái cách ông ta chuyển sang đề tài khác ngay khi câu chuyện đang hồi sôi nổi nhất; nhưng đành phải tuân theo ý muốn của giáo sư thôi. Có thể đây sẽ là cơ hội làm cho mình có được chút cảm tình gì với ông ta.
- Mọi thứ của tôi ở đây đều theo kiểu của người sống độc thân- Kvasmu vừa cười vừa bảo tôi - Chỉ có nước quả và bánh xanuých thôi. Nếu anh muốn ăn canh thì xin anh cứ tự nấu lấy. Tôi có khối gói xúp khô đấy!
- Tôi đã quen rồi ạ.
- Thế thì đi nào! - Giáo sư bước ra khỏi phòng trước và lúc này tôi nhận thấy ông ta kéo dép ít lệt sệt hơn hẳn lúc trước. Không lẽ cuộc nói chuyện vừa rồi đã làm tăng trương lực của ông ta? Tất nhiên rồi! Chả có nhà bác học nào lại không bị kích động khi đề tài cuộc tranh luận lại chính là điều mà ông đã dành cả những năm tháng tốt đẹp nhất cho nó, nếu không nói là dành cả cuộc đời.
Rất lạ là những điều ông ta nói về virus lại không làm tôi ngạc nhiên mấy. Ừ thì virus vẫn là virus . Trong công việc của mình tôi thường xuyên phải tiếp xúc với những ý tưởng kỳ quát nhất và những người kỳ quặc nhất cho nên khả năng ngạc nhiên cứ giảm dần đi.
Qua một cửa lớn chúng tôi bước vào phòng ăn, mặc dù tên gọi ấy không mô tả được đúng lắm căn phòng này. Ở đây ngoài dụng cụ nhà bếp như tủ lạnh và bếp điện còn có một bàn thí nghiệm hoá học với những cái giá đỡ ba chân, những cái đế cắm các ống nghiệm, các bình to nhỏ và nhiều lọ thuỷ tinh. Khắp nơi đều thấy thức ăn thừa.
Kvasmu mở cánh tủ lạnh màu trắng tuyết một cách thành thạo và lôi ra một khúc giò cùng một mẩu pho mát. Ông ta đặt những thứ đó lên bàn và lấy thêm hai chai nước "Pepsi" để cạnh. Ông thò tay vào tủ con và lôi ra một số miếng bánh mì trắng, vỗ vỗ vào đó và lắc đầu- có lẽ bánh mì đã cứng quá mất rồi.
- Không sao, - ông ta nói, dường như có ý thanh minh - bây giờ chúng ta sẽ chuẩn bị bữa tiệc.
Giáo sư vẩy nước vào các mẩu bánh mì rồi đặt chúng vào lò sấy. Trong khi đó tôi cắt hết khúc giò và pho mát - tất cả đều không còn tươi nữa; pho mát cứng như đá làm lưỡi dao cứ trượt đi, còn giò thì đã khô lại và trở nên có màu xám nhưng mùi vẫn tốt và rõ ràng là còn ăn được. Bữa ăn không chuẩn bị trước này làm cho tôi có cảm tưởng rằng nếu người ta thực sự vẫn ăn ở đây và ăn như chúng tôi bây giờ thì không thể nói rằng ở Trung tâm "Đấng cứu thế" có điều kiện làm việc tốt được. Nói chung, đây cũng thể hiện lòng nhiệt tình khoa học của tuổi trẻ ...
- Thơm quá! - Giáo sư nói bằng giọng ngọt ngào - Mùi bánh mì nướng là một trong những phát minh lớn nhất của con người! - Ông ta hít ngửi ầm ĩ, cánh mũi rung rung, dường như quá trình ngửi của ông ta vẫn thường gắn liền với hoạt động của cơ mũi vậy. "Không - tôi nghĩ - chắc họ phải có nhà ăn và bếp tử tế hơn, còn ở đây chỉ là nơi lót dạ trong thời gian làm việc để khỏi phải đi xa thôi".
Kvasmu mở cả hai chai "Pepsi" một cách rất kịch và lôi những mẩu bánh mì đã nướng vàng ra. Tôi khéo léo đặt lên mỗi khoanh bánh mì một miếng giò và một miếng pho mát rồi chúng tôi mỗi người cầm lên một khoanh bánh còn nóng đến bỏng cả ngón tay, vừa nháy mắt mỉm cười thông cảm với nhau vừa thổi làn khói của bữa tiệc, cả hai chúng tôi bắt đầu ăn. Mỗi người được ba khoanh bánh. Không thể nói là đã no nhưng dù sao dạ dày cũng nằng nặng một chút và bụng đỡ sôi.
- Nói chung thì - Kvasmu lúng búng nói, miệng còn đầy ắp - chúng tôi vẫn ăn ở nhà ăn trong khu nhà ở kia. Còn đây chỉ là ... - Ông ta khoát tay một cách không rõ ràng.
Để trả lời tôi chỉ ậm ừ trong họng vì những mẩu bánh mì nóng trong mồm không cho phép mở miệng.
Khi chúng tôi ăn xong, giáo sư đẩy mạnh cái chai sang một bên rồi đứng dậy. Động tác đó cho tôi hiểu là giờ nghỉ ăn cơm đã hết và không nhất thiết phải rửa chén bát. Tôi cũng đứng lên theo ông ta.
Trong khi trở lại phòng lớn, Kvasmu hơi chau mày nhìn xuống phía dưới chân ông ta.
Cái đầu húi cua của ông để lộ làn da màu hồng, hai tay ông thọc sâu trong túi quần mầu đen. Cảm giác không tin tưởng và không tự chủ bỗng nhiên lại quay trở lại trong tôi và tôi bỗng rùng mình.
(Còn nữa)
- Không bao giờ! Virus không phải là vật thể và không là vật thể gây bệnh. Những bệnh đáng sợ nhất do virus gây ra là bệnh viêm tuỷ xám và viêm não, mà những bệnh này lại chỉ đánh bại những người tàn tật thôi, chứ trong số một trăm ngàn người chúng chẳng làm chết nổi một người. Đó là nói về xác suất. Cho nên có thể mạnh dạn coi tất cả các bệnh do virus là thuộc loại rối loạn hệ thống miễn dịch. Virus - đó không phải là phần tử lạ đối với cơ thể sống. Chúng là một bộ phận hữu cơ và cần thiết của môi trường sống mà thiếu chúng không thể có sự thích nghi, không có hệ thống miễn dịch và nói chung không thể có sự tiến hoá.
- Tiến hoá ư?
- Đúng, nhưng ta sẽ nói về điều này sau. Còn bây giờ anh chỉ cần hiểu rằng trong thiên nhiên, virus là sự đa dạng của các mã sinh học, có thể được bất kỳ cơ thể nào sử dụng toàn bộ hay từng phần trong bất kỳ mối liên kết nào, nhằm bất kỳ mục đích gì.
- Tóm lại, - tôi hơi nhổm người lên ngắt lời giáo sư - có thể gọi virus là thông tin phụ nằm rải rác trong môi trường phải không ạ?
- Đúng thế, là thông tin có thể được bất kỳ cơ thể sống nào sử dụng không có ngoại lệ nào.
- Nhưng như vậy sẽ nảy ra vấn đề: những virus ấy từ đâu ra?
- Từ đâu ra là thế nào? - Kvasmu ngẩn người ra - Chúng ta tự nuôi chúng chứ còn đâu ra nữa. Anh phải hiểu rằng bất kỳ virus nào cũng có khả năng biến đổi một tế bào làm cho tế bào đó sẽ sản xuất ra được hàng nghìn virus tương tự, giống như một nhà máy sống vậy.
- Vâng, nhưng từ đầu thì thế nào ạ? Virus có nhiều loại khác nhau, có nghĩa là chúng cũng dễ bị đột biến chứ ạ?
Giáo sư vẫn đi lại lại trong phòng và lúc này đang ở ngay sau lưng tôi.
- Chàng trai này, - ông ta nói bằng giọng nhẹ nhàng hơn lúc nãy - liệu anh có đói không đấy?
Trong ngữ điệu câu hỏi của ông ta có thể thấy sự cảm thông và thân thiện nhưng đối với tôi, một người đang cảnh giác, thì nó vẫn có vẻ đáng ngờ thế nào ấy.
- Nói chung thì tôi chưa ăn sáng...
- Thế đấy, mà bây giờ thì đã đến giờ ăn tối rồi. Chúng ta đi ăn chút gì đã nhé.
Tôi thấy thật lạ lùng cái cách ông ta chuyển sang đề tài khác ngay khi câu chuyện đang hồi sôi nổi nhất; nhưng đành phải tuân theo ý muốn của giáo sư thôi. Có thể đây sẽ là cơ hội làm cho mình có được chút cảm tình gì với ông ta.
- Mọi thứ của tôi ở đây đều theo kiểu của người sống độc thân- Kvasmu vừa cười vừa bảo tôi - Chỉ có nước quả và bánh xanuých thôi. Nếu anh muốn ăn canh thì xin anh cứ tự nấu lấy. Tôi có khối gói xúp khô đấy!
- Tôi đã quen rồi ạ.
- Thế thì đi nào! - Giáo sư bước ra khỏi phòng trước và lúc này tôi nhận thấy ông ta kéo dép ít lệt sệt hơn hẳn lúc trước. Không lẽ cuộc nói chuyện vừa rồi đã làm tăng trương lực của ông ta? Tất nhiên rồi! Chả có nhà bác học nào lại không bị kích động khi đề tài cuộc tranh luận lại chính là điều mà ông đã dành cả những năm tháng tốt đẹp nhất cho nó, nếu không nói là dành cả cuộc đời.
Rất lạ là những điều ông ta nói về virus lại không làm tôi ngạc nhiên mấy. Ừ thì virus vẫn là virus . Trong công việc của mình tôi thường xuyên phải tiếp xúc với những ý tưởng kỳ quát nhất và những người kỳ quặc nhất cho nên khả năng ngạc nhiên cứ giảm dần đi.
Qua một cửa lớn chúng tôi bước vào phòng ăn, mặc dù tên gọi ấy không mô tả được đúng lắm căn phòng này. Ở đây ngoài dụng cụ nhà bếp như tủ lạnh và bếp điện còn có một bàn thí nghiệm hoá học với những cái giá đỡ ba chân, những cái đế cắm các ống nghiệm, các bình to nhỏ và nhiều lọ thuỷ tinh. Khắp nơi đều thấy thức ăn thừa.
Kvasmu mở cánh tủ lạnh màu trắng tuyết một cách thành thạo và lôi ra một khúc giò cùng một mẩu pho mát. Ông ta đặt những thứ đó lên bàn và lấy thêm hai chai nước "Pepsi" để cạnh. Ông thò tay vào tủ con và lôi ra một số miếng bánh mì trắng, vỗ vỗ vào đó và lắc đầu- có lẽ bánh mì đã cứng quá mất rồi.
- Không sao, - ông ta nói, dường như có ý thanh minh - bây giờ chúng ta sẽ chuẩn bị bữa tiệc.
Giáo sư vẩy nước vào các mẩu bánh mì rồi đặt chúng vào lò sấy. Trong khi đó tôi cắt hết khúc giò và pho mát - tất cả đều không còn tươi nữa; pho mát cứng như đá làm lưỡi dao cứ trượt đi, còn giò thì đã khô lại và trở nên có màu xám nhưng mùi vẫn tốt và rõ ràng là còn ăn được. Bữa ăn không chuẩn bị trước này làm cho tôi có cảm tưởng rằng nếu người ta thực sự vẫn ăn ở đây và ăn như chúng tôi bây giờ thì không thể nói rằng ở Trung tâm "Đấng cứu thế" có điều kiện làm việc tốt được. Nói chung, đây cũng thể hiện lòng nhiệt tình khoa học của tuổi trẻ ...
- Thơm quá! - Giáo sư nói bằng giọng ngọt ngào - Mùi bánh mì nướng là một trong những phát minh lớn nhất của con người! - Ông ta hít ngửi ầm ĩ, cánh mũi rung rung, dường như quá trình ngửi của ông ta vẫn thường gắn liền với hoạt động của cơ mũi vậy. "Không - tôi nghĩ - chắc họ phải có nhà ăn và bếp tử tế hơn, còn ở đây chỉ là nơi lót dạ trong thời gian làm việc để khỏi phải đi xa thôi".
Kvasmu mở cả hai chai "Pepsi" một cách rất kịch và lôi những mẩu bánh mì đã nướng vàng ra. Tôi khéo léo đặt lên mỗi khoanh bánh mì một miếng giò và một miếng pho mát rồi chúng tôi mỗi người cầm lên một khoanh bánh còn nóng đến bỏng cả ngón tay, vừa nháy mắt mỉm cười thông cảm với nhau vừa thổi làn khói của bữa tiệc, cả hai chúng tôi bắt đầu ăn. Mỗi người được ba khoanh bánh. Không thể nói là đã no nhưng dù sao dạ dày cũng nằng nặng một chút và bụng đỡ sôi.
- Nói chung thì - Kvasmu lúng búng nói, miệng còn đầy ắp - chúng tôi vẫn ăn ở nhà ăn trong khu nhà ở kia. Còn đây chỉ là ... - Ông ta khoát tay một cách không rõ ràng.
Để trả lời tôi chỉ ậm ừ trong họng vì những mẩu bánh mì nóng trong mồm không cho phép mở miệng.
Khi chúng tôi ăn xong, giáo sư đẩy mạnh cái chai sang một bên rồi đứng dậy. Động tác đó cho tôi hiểu là giờ nghỉ ăn cơm đã hết và không nhất thiết phải rửa chén bát. Tôi cũng đứng lên theo ông ta.
Trong khi trở lại phòng lớn, Kvasmu hơi chau mày nhìn xuống phía dưới chân ông ta.
Cái đầu húi cua của ông để lộ làn da màu hồng, hai tay ông thọc sâu trong túi quần mầu đen. Cảm giác không tin tưởng và không tự chủ bỗng nhiên lại quay trở lại trong tôi và tôi bỗng rùng mình.
(Còn nữa)
18 thg 12, 2007
Đấng cứu thế (kỳ 4)
ĐẤNG CỨU THẾ (Kỳ 4)
Đi qua thêm hai dãy hành lang tối om với vô số cửa hai bên nữa, giáo sư rẽ sang phải và bước lên cầu thang. Lên đến tầng hai, ông ta dừng lại trước cánh cửa thứ ba và đẩy cửa ra.
- Anh hãy thu xếp ở đây! - Kvasmu nói và đưa tay chỉ căn phòng- Tạm thời tôi xuống dưới nhà một lúc. Sau khoảng hai mươi phút nữa khi xong việc, tôi có thể trả lời các câu hỏi của anh. Còn anh tự xuống lấy nhé.
- Tìm ngài ở đâu ạ?
- Ở phòng lớn, nơi chúng ta ngồi lúc đầu ấy. - Giáo sư nhìn thẳng vào mắt tôi. Trong cái nhìn ấy có cái gì đó vừa đòi hỏi vừa tò mò, cái gì đó khó chịu.
- Vâng, - tôi nói - có nghĩa là sau hai mươi phút nữa.
Trong phòng có một chiếc tủ đứng. Một chiếc giường đơn khá thấp, phía trước giường là chiếc tủ con, cạnh đó là bàn làm việc. Các cánh cửa sổ đều mở; gió nhè nhẹ làm màn che cửa sổ rung rinh.
Sau khi tin chắc là cửa ra vào đã đóng chặt, tôi ném chiếc túi xách lên bàn, mở khoá cặp và kiểm tra mọi thứ.
Đồ đạc vẫn nằm nguyên như cũ: quần áo lót, bên phải là máy ảnh và phim, rồi đến dao cạo râu, khăn mặt, bàn chải đánh răng v.v... Nhưng trong cái trật tự ấy của tôi có cái gì đó là lạ. Như vậy là Kvasmu đã lục lọi chiếc túi. Có thể hình dung việc xảy ra khá rõ ràng: ngài giáo sư sau khi bày trò đánh lừa tôi về thẻ nhà báo, trong khi tôi loay hoay tìm thẻ, đã mang túi xách của tôi lên gác và kiểm tra đồ đạc đựng trong đó. Rồi ông ta trở xuống bằng đường khác và sau khi tin chắc là tôi không còn trong hành lang đã đặt thẻ nhà báo lên giá sách. Một mặt tôi không thể gây sự với ông ta được - vì là do tôi không nhìn thấy tấm thẻ. Mặt khác tôi không nghĩ ra được là phải theo ông ta lên gác. Có thể nói đó là một giả thuyết có căn cứ. Nhưng còn một lẽ khác rõ ràng hơn và có vẻ hợp với sự thật hơn: Không hiểu sao ngài giáo sư lại đề phòng tôi, ăn nói lập lờ và dò xét tôi.
Tôi đặt máy ảnh và phim lên mặt tủ con. Ít nhất những thứ này cũng cần đến trong hôm nay: tấm ảnh của vị giáo sư ấm đầu này hẳn sẽ nổi bật trên trang bìa tạp chí "Những sự kiện quan trọng nhất" với nền ảnh là toàn bộ những điều kỳ lạ về thực vật và động vật.
Tôi liếc nhìn đồng hồ - còn vài phút nữa mới đến giờ hẹn - và nhìn qua cửa sổ. Ngay trước mặt tôi là vòm lá khổng lồ của cây tuyết tùng. Thoạt nhìn cây có vẻ đã già. Chỉ với thời gian ngắn từ khi có trạm "Đấng cứu thế" thì nó không thể lớn như thế được. Có nghĩa là từ trước khi Kvasmu và các cán bộ khoa học của ông ta đến, ở đây người ta cũng đã trồng những cây lạ hay sao? Hay là khi đưa về đây trồng thì nó đã là cây khá lớn rồi? Đã đến giờ hẹn!
Tôi giấu máy ghi âm vào túi ngực phía trong, đeo máy ảnh vào cổ và ra khỏi phòng.
Đói quá. Gần như suốt từ sáng sớm chẳng kịp ăn miếng gì cả. Trước hết vội đến chỗ Azanberto. Lúc lên đường lại ngại mở túi lấy bánh. Dọc đường đến trạm "Đấng cứu thế" và nhất là sau khi gặp bầy chó thì tôi chẳng còn thì giờ đâu mà ăn nữa. Liệu Kvasmu có mời mình món gì không nhỉ? Hay ông ta hoàn toàn xa lạ với lòng mến khách thông thường?
Ngài giáo sư vẫn ngồi trong chiếc ghế nọ. Trước mặt ông ta màn ảnh ti vi vẫn bật sáng mà không hề có tiếng nói. Mặc dù tôi bước vào phòng nhẹ như mèo, ông ta vẫn cảm biết tôi đã đến.
- Ngồi xuống đi, nhà báo! - ông ta nói không chút nhiệt tình nào.
- Tôi ngồi xuống, gần như sát cạnh ông ta, và đặt máy ảnh xuống chiếc ghế bên cạnh. Tôi không muốn mở đầu câu chuyện. Tôi rất muốn được nghe Kvasmu vào đề như thế nào.
- Chàng trai này, - ông ta cất tiếng - anh cho phép tôi gọi anh như vậy chứ, bởi tôi đáng tuổi bố anh cơ!
Rồi cũng chẳng đợi xem tôi có đồng ý không ông ta nói tiếp:
- Cho phép tôi được mời anh cùng xem tivi. Khi bạn sống trong cái chốn thâm sơn cùng cốc như thế này thì có thể nói tivi là sợi chỉ mong manh duy nhất nối liền bạn với nền văn minh đấy ...
Thật may là tôi vừa kịp bật máy ghi âm và hình như làm động tác đó khá kín đáo. Bây giờ thì tôi nhẩm tính một cách khổ sở là làm sao cho cái khuynh hướng xem tivi "câm" này của ông già sẽ gây ấn tượng thật mạnh trong bài phóng sự sắp tới.
Trên màn ảnh, hình ảnh một đám đông nhốn nháo. Không hiểu sao quần áo và mặt mũi họ đều một màu xám ngoét. Rồi đoàn người, xe cộ, những ngôi nhà khổng lồ…Không có âm thanh kèm theo, mọi hình ảnh trông đều vô nghĩa. Thỉnh thoảng người ta lại quay cận cảnh khuôn mặt một số người nào đó và cặp môi họ mấp máy, nhưng những cặp mắt lại trống rỗng và không sinh động, bởi vậy chẳng hiểu là họ đang nói gì. Chỉ thấy người, người và người.
- Thưa giáo sư, - tôi thận trọng hỏi - nhưng sao lại không có tiếng ạ?
- Tiếng làm hỏng tất cả, chàng trai ạ. Không có âm thanh kèm theo thì hình ảnh trên màn hình tivi là cả một bài ca. Một bài ca nguyên vẹn, tinh tế, sâu sắc. Âm thanh làm méo mó nhận thức đi, làm biến đổi sự chú ý của con người từ cái rõ ràng sang cái có thể hoặc cái mong muốn.
- Xin lỗi, - tôi đứng lên - nhưng không có âm thanh thì mọi thứ cứ như không có nghĩa lý gì.
- Chính thế đấy. - Kvasmu sinh động hẳn lên và quay về phía tôi. - Dù sao thì anh cũng vừa đúng lại vừa không đúng.
Lần đầu tiên khuôn mặt ông ta ở sát gần tôi đến thế, và ngay lập tức tôi đã mô tả được nét mặt nhà bác học, bởi tôi biết rằng cái cảm giác đầu tiên về một con người bao giờ cũng đúng và chính xác.
"Nét mặt của giáo sư Kennet Kvasmu cho thấy ông là một người có nguyên tắc cứng nhắc. Chỉ cần nhìn thấy những đường nét rõ ràng, những nếp nhăn trên vầng trán rộng, hai hàng lông mày thẳng và đôi môi mím chặt như gọng kìm là bạn có thể thấy ngay ở ông một con người có ý chí mạnh mẽ; Tất nhiên ý chí đó gắn bó chặt chẽ với một tài năng kiệt xuất và một tinh thần lao động bền bỉ. Tuy nhiên tóc hai bên thái dương bạc trắng cho thấy rằng con đường dẫn đến đích của giáo sư Kvasmu không phải được trải hoa hồng hay phủ đầy vòng nguyệt quế. Nhưng cặp mắt - cặp mắt màu xanh nhạt long sòng sọc - nói lên một cách rõ ràng nhất rằng tất cả còn nằm ở phía trước, mục đích đã được định sẵn và không có gì có thể cản trở con đường đạt tới mục đích đó! ..."
- Cái từ "vô nghĩa" ấy ở nền văn minh của chúng ta mang hai nghĩa - Giáo sư giải thích - Chẳng hạn đối với tôi tất cả những gì anh thấy trên màn ảnh từ lâu đã trở nên trống rỗng. Nhưng cái "vô nghĩa" của anh thì đó lại là khía cạnh ngược của ý nghĩa, đó là sự thiếu một thông tin nào đó. Trong trường hợp cụ thể này thì đó là thiếu âm thanh. Anh hiểu tôi chứ?
Lúc này Kvasmu dịu giọng hơn khi nãy và tôi lấy làm ngạc nhiên sao ông ta lại có thể có nhiều sắc thái giọng nói như vậy. Thậm chí tôi còn ngờ rằng liệu trước kia ông ta có là ca sĩ hay là một nhà tuyên truyền chuyên nghiệp không?
- Tôi hiểu ạ - tôi gật đầu, - nhưng điều này buộc tôi phải hỏi lại ngài một câu: vậy ngài cho cái "vô nghĩa" theo ý ngài là như thế nào? Và liệu có liên quan gì đến vấn đề ngài từ bỏ thế giới, sống ẩn dật một cách có ý thức trong khu vườn cấm cô quạnh này?
Trên màn ảnh lại xuất hiện một khuôn mặt câm với cặp môi mấp máy. Trông khuôn mặt ấy giống như con cá vừa bị lôi ra khỏi nước. Đó là một người phụ nữ chừng ba lăm tuổi, biết đưa đẩy cặp mắt không kém phần đỏng đảnh dễ thương của mình.
Tôi nhìn ngài giáo sư đang im lặng tìm câu trả lời, ông chăm chú nhìn màn hình, nhìn người phụ nữ trên tivi và tôi bỗng nhiên nhận ra rằng ông ta đã từ bỏ không chỉ thế giới ông từng sống mà còn từ bỏ một cái gì đó lớn hơn thế nữa.
- Nói cách khác, anh muốn hỏi là có phải tôi bỏ đến nơi hẻo lánh này bởi cho rằng thế giới của chúng ta mất trí cả rồi phải không?
- Vâng.
Kvasmu ném một cái nhìn như xoáy vào mặt tôi và cau mày làm hai hàng lông mày dính liền nhau thành một vệt.
- Biết làm sao được, có lẽ chúng ta cũng đã đạt đến điều này rồi! - Rồi ông đứng lên - Này nhà báo, thế sổ và bút của anh đâu?
- Tôi có trí nhớ đặc biệt ạ - Tôi trả lời, ngạc nhiên vì câu hỏi của giáo sư - Tôi đã quen tin tưởng ở trí nhớ hơn là tin vào bút với giấy.
- Thế càng tốt. Như vậy, nếu anh cho phép, tôi sẽ đặt câu hỏi thay anh nhé. Nếu tôi có nhầm lẫn điều gì thì anh bảo tôi, được không?
- Được ạ.
Ông ta kéo dép lệt sệt trước mặt tôi bước về phía bức tường. Đến bây giờ tôi mới nhìn thấy trên tường có những bức tranh khắc gỗ cực đẹp, khắc hình những con thú gì đó, vì ngồi xa nên nhìn không rõ. Rõ ràng là lúc nãy do chán nản quán nên tôi không quan sát cả căn phòng này.
- Trước hết nói về khu vườn sinh thái. Có lẽ nó làm anh tò mò hơn cả. Tôi xin nói ngay rằng đó không phải là mục đích chính công việc của tôi. Khu rừng này, nếu như có thể gọi như vậy, chỉ là hiệu ứng phụ của phát minh của tôi. Anh có hiểu chút ít về môn thực vật học chứ?
Tôi gật đầu.
- Như thế, anh sẽ dễ hiểu tôi hơn. Thật là một điều cực kỳ hấp dẫn khi cố tạo ra được một quần thể thực vật trong đó bao gồm đại diện của hầu hết các loài.
- Hầu hết ư? - tôi mạnh dạn hỏi - Nhưng mà không thể có điều đó được, bởi đối với mỗi loài…
- Có thể được - Kvasmu cười chua chát. - Có thể được. Trên thế gian này mọi điều đều có thể được. Tôi sẽ không đi sâu vào việc tranh luận mang tính triết học về phát minh của tôi. Tuy nhiên để anh hiểu rõ hơn cội nguồn của những gì đang xảy ra trong Trung tâm "Đấng cứu thế", tôi sẽ cố gắng một cách tối đa để anh nắm được tình hình. Thế đấy, chàng trai ạ, chắc anh biết virus là gì chứ?
Tôi gật đầu.
- Dù sao tôi cũng xin nhắc lại để anh rõ rằng virus theo cách biểu hiện đại là một đơn vị thông tin cực kỳ nhỏ được mã hoá, được thiên nhiên dùng để chuyển cho các vật thể sống, nghĩa là cho động vật và thực vật những tư liệu về sự thích nghi.
- Hãy khoan đã - Tôi ngạc nhiên nghi ngờ - thế chẳng lẽ virus không phải là vật thể nhỏ xíu gây bệnh hay sao?
(Còn nữa)
Đi qua thêm hai dãy hành lang tối om với vô số cửa hai bên nữa, giáo sư rẽ sang phải và bước lên cầu thang. Lên đến tầng hai, ông ta dừng lại trước cánh cửa thứ ba và đẩy cửa ra.
- Anh hãy thu xếp ở đây! - Kvasmu nói và đưa tay chỉ căn phòng- Tạm thời tôi xuống dưới nhà một lúc. Sau khoảng hai mươi phút nữa khi xong việc, tôi có thể trả lời các câu hỏi của anh. Còn anh tự xuống lấy nhé.
- Tìm ngài ở đâu ạ?
- Ở phòng lớn, nơi chúng ta ngồi lúc đầu ấy. - Giáo sư nhìn thẳng vào mắt tôi. Trong cái nhìn ấy có cái gì đó vừa đòi hỏi vừa tò mò, cái gì đó khó chịu.
- Vâng, - tôi nói - có nghĩa là sau hai mươi phút nữa.
Trong phòng có một chiếc tủ đứng. Một chiếc giường đơn khá thấp, phía trước giường là chiếc tủ con, cạnh đó là bàn làm việc. Các cánh cửa sổ đều mở; gió nhè nhẹ làm màn che cửa sổ rung rinh.
Sau khi tin chắc là cửa ra vào đã đóng chặt, tôi ném chiếc túi xách lên bàn, mở khoá cặp và kiểm tra mọi thứ.
Đồ đạc vẫn nằm nguyên như cũ: quần áo lót, bên phải là máy ảnh và phim, rồi đến dao cạo râu, khăn mặt, bàn chải đánh răng v.v... Nhưng trong cái trật tự ấy của tôi có cái gì đó là lạ. Như vậy là Kvasmu đã lục lọi chiếc túi. Có thể hình dung việc xảy ra khá rõ ràng: ngài giáo sư sau khi bày trò đánh lừa tôi về thẻ nhà báo, trong khi tôi loay hoay tìm thẻ, đã mang túi xách của tôi lên gác và kiểm tra đồ đạc đựng trong đó. Rồi ông ta trở xuống bằng đường khác và sau khi tin chắc là tôi không còn trong hành lang đã đặt thẻ nhà báo lên giá sách. Một mặt tôi không thể gây sự với ông ta được - vì là do tôi không nhìn thấy tấm thẻ. Mặt khác tôi không nghĩ ra được là phải theo ông ta lên gác. Có thể nói đó là một giả thuyết có căn cứ. Nhưng còn một lẽ khác rõ ràng hơn và có vẻ hợp với sự thật hơn: Không hiểu sao ngài giáo sư lại đề phòng tôi, ăn nói lập lờ và dò xét tôi.
Tôi đặt máy ảnh và phim lên mặt tủ con. Ít nhất những thứ này cũng cần đến trong hôm nay: tấm ảnh của vị giáo sư ấm đầu này hẳn sẽ nổi bật trên trang bìa tạp chí "Những sự kiện quan trọng nhất" với nền ảnh là toàn bộ những điều kỳ lạ về thực vật và động vật.
Tôi liếc nhìn đồng hồ - còn vài phút nữa mới đến giờ hẹn - và nhìn qua cửa sổ. Ngay trước mặt tôi là vòm lá khổng lồ của cây tuyết tùng. Thoạt nhìn cây có vẻ đã già. Chỉ với thời gian ngắn từ khi có trạm "Đấng cứu thế" thì nó không thể lớn như thế được. Có nghĩa là từ trước khi Kvasmu và các cán bộ khoa học của ông ta đến, ở đây người ta cũng đã trồng những cây lạ hay sao? Hay là khi đưa về đây trồng thì nó đã là cây khá lớn rồi? Đã đến giờ hẹn!
Tôi giấu máy ghi âm vào túi ngực phía trong, đeo máy ảnh vào cổ và ra khỏi phòng.
Đói quá. Gần như suốt từ sáng sớm chẳng kịp ăn miếng gì cả. Trước hết vội đến chỗ Azanberto. Lúc lên đường lại ngại mở túi lấy bánh. Dọc đường đến trạm "Đấng cứu thế" và nhất là sau khi gặp bầy chó thì tôi chẳng còn thì giờ đâu mà ăn nữa. Liệu Kvasmu có mời mình món gì không nhỉ? Hay ông ta hoàn toàn xa lạ với lòng mến khách thông thường?
Ngài giáo sư vẫn ngồi trong chiếc ghế nọ. Trước mặt ông ta màn ảnh ti vi vẫn bật sáng mà không hề có tiếng nói. Mặc dù tôi bước vào phòng nhẹ như mèo, ông ta vẫn cảm biết tôi đã đến.
- Ngồi xuống đi, nhà báo! - ông ta nói không chút nhiệt tình nào.
- Tôi ngồi xuống, gần như sát cạnh ông ta, và đặt máy ảnh xuống chiếc ghế bên cạnh. Tôi không muốn mở đầu câu chuyện. Tôi rất muốn được nghe Kvasmu vào đề như thế nào.
- Chàng trai này, - ông ta cất tiếng - anh cho phép tôi gọi anh như vậy chứ, bởi tôi đáng tuổi bố anh cơ!
Rồi cũng chẳng đợi xem tôi có đồng ý không ông ta nói tiếp:
- Cho phép tôi được mời anh cùng xem tivi. Khi bạn sống trong cái chốn thâm sơn cùng cốc như thế này thì có thể nói tivi là sợi chỉ mong manh duy nhất nối liền bạn với nền văn minh đấy ...
Thật may là tôi vừa kịp bật máy ghi âm và hình như làm động tác đó khá kín đáo. Bây giờ thì tôi nhẩm tính một cách khổ sở là làm sao cho cái khuynh hướng xem tivi "câm" này của ông già sẽ gây ấn tượng thật mạnh trong bài phóng sự sắp tới.
Trên màn ảnh, hình ảnh một đám đông nhốn nháo. Không hiểu sao quần áo và mặt mũi họ đều một màu xám ngoét. Rồi đoàn người, xe cộ, những ngôi nhà khổng lồ…Không có âm thanh kèm theo, mọi hình ảnh trông đều vô nghĩa. Thỉnh thoảng người ta lại quay cận cảnh khuôn mặt một số người nào đó và cặp môi họ mấp máy, nhưng những cặp mắt lại trống rỗng và không sinh động, bởi vậy chẳng hiểu là họ đang nói gì. Chỉ thấy người, người và người.
- Thưa giáo sư, - tôi thận trọng hỏi - nhưng sao lại không có tiếng ạ?
- Tiếng làm hỏng tất cả, chàng trai ạ. Không có âm thanh kèm theo thì hình ảnh trên màn hình tivi là cả một bài ca. Một bài ca nguyên vẹn, tinh tế, sâu sắc. Âm thanh làm méo mó nhận thức đi, làm biến đổi sự chú ý của con người từ cái rõ ràng sang cái có thể hoặc cái mong muốn.
- Xin lỗi, - tôi đứng lên - nhưng không có âm thanh thì mọi thứ cứ như không có nghĩa lý gì.
- Chính thế đấy. - Kvasmu sinh động hẳn lên và quay về phía tôi. - Dù sao thì anh cũng vừa đúng lại vừa không đúng.
Lần đầu tiên khuôn mặt ông ta ở sát gần tôi đến thế, và ngay lập tức tôi đã mô tả được nét mặt nhà bác học, bởi tôi biết rằng cái cảm giác đầu tiên về một con người bao giờ cũng đúng và chính xác.
"Nét mặt của giáo sư Kennet Kvasmu cho thấy ông là một người có nguyên tắc cứng nhắc. Chỉ cần nhìn thấy những đường nét rõ ràng, những nếp nhăn trên vầng trán rộng, hai hàng lông mày thẳng và đôi môi mím chặt như gọng kìm là bạn có thể thấy ngay ở ông một con người có ý chí mạnh mẽ; Tất nhiên ý chí đó gắn bó chặt chẽ với một tài năng kiệt xuất và một tinh thần lao động bền bỉ. Tuy nhiên tóc hai bên thái dương bạc trắng cho thấy rằng con đường dẫn đến đích của giáo sư Kvasmu không phải được trải hoa hồng hay phủ đầy vòng nguyệt quế. Nhưng cặp mắt - cặp mắt màu xanh nhạt long sòng sọc - nói lên một cách rõ ràng nhất rằng tất cả còn nằm ở phía trước, mục đích đã được định sẵn và không có gì có thể cản trở con đường đạt tới mục đích đó! ..."
- Cái từ "vô nghĩa" ấy ở nền văn minh của chúng ta mang hai nghĩa - Giáo sư giải thích - Chẳng hạn đối với tôi tất cả những gì anh thấy trên màn ảnh từ lâu đã trở nên trống rỗng. Nhưng cái "vô nghĩa" của anh thì đó lại là khía cạnh ngược của ý nghĩa, đó là sự thiếu một thông tin nào đó. Trong trường hợp cụ thể này thì đó là thiếu âm thanh. Anh hiểu tôi chứ?
Lúc này Kvasmu dịu giọng hơn khi nãy và tôi lấy làm ngạc nhiên sao ông ta lại có thể có nhiều sắc thái giọng nói như vậy. Thậm chí tôi còn ngờ rằng liệu trước kia ông ta có là ca sĩ hay là một nhà tuyên truyền chuyên nghiệp không?
- Tôi hiểu ạ - tôi gật đầu, - nhưng điều này buộc tôi phải hỏi lại ngài một câu: vậy ngài cho cái "vô nghĩa" theo ý ngài là như thế nào? Và liệu có liên quan gì đến vấn đề ngài từ bỏ thế giới, sống ẩn dật một cách có ý thức trong khu vườn cấm cô quạnh này?
Trên màn ảnh lại xuất hiện một khuôn mặt câm với cặp môi mấp máy. Trông khuôn mặt ấy giống như con cá vừa bị lôi ra khỏi nước. Đó là một người phụ nữ chừng ba lăm tuổi, biết đưa đẩy cặp mắt không kém phần đỏng đảnh dễ thương của mình.
Tôi nhìn ngài giáo sư đang im lặng tìm câu trả lời, ông chăm chú nhìn màn hình, nhìn người phụ nữ trên tivi và tôi bỗng nhiên nhận ra rằng ông ta đã từ bỏ không chỉ thế giới ông từng sống mà còn từ bỏ một cái gì đó lớn hơn thế nữa.
- Nói cách khác, anh muốn hỏi là có phải tôi bỏ đến nơi hẻo lánh này bởi cho rằng thế giới của chúng ta mất trí cả rồi phải không?
- Vâng.
Kvasmu ném một cái nhìn như xoáy vào mặt tôi và cau mày làm hai hàng lông mày dính liền nhau thành một vệt.
- Biết làm sao được, có lẽ chúng ta cũng đã đạt đến điều này rồi! - Rồi ông đứng lên - Này nhà báo, thế sổ và bút của anh đâu?
- Tôi có trí nhớ đặc biệt ạ - Tôi trả lời, ngạc nhiên vì câu hỏi của giáo sư - Tôi đã quen tin tưởng ở trí nhớ hơn là tin vào bút với giấy.
- Thế càng tốt. Như vậy, nếu anh cho phép, tôi sẽ đặt câu hỏi thay anh nhé. Nếu tôi có nhầm lẫn điều gì thì anh bảo tôi, được không?
- Được ạ.
Ông ta kéo dép lệt sệt trước mặt tôi bước về phía bức tường. Đến bây giờ tôi mới nhìn thấy trên tường có những bức tranh khắc gỗ cực đẹp, khắc hình những con thú gì đó, vì ngồi xa nên nhìn không rõ. Rõ ràng là lúc nãy do chán nản quán nên tôi không quan sát cả căn phòng này.
- Trước hết nói về khu vườn sinh thái. Có lẽ nó làm anh tò mò hơn cả. Tôi xin nói ngay rằng đó không phải là mục đích chính công việc của tôi. Khu rừng này, nếu như có thể gọi như vậy, chỉ là hiệu ứng phụ của phát minh của tôi. Anh có hiểu chút ít về môn thực vật học chứ?
Tôi gật đầu.
- Như thế, anh sẽ dễ hiểu tôi hơn. Thật là một điều cực kỳ hấp dẫn khi cố tạo ra được một quần thể thực vật trong đó bao gồm đại diện của hầu hết các loài.
- Hầu hết ư? - tôi mạnh dạn hỏi - Nhưng mà không thể có điều đó được, bởi đối với mỗi loài…
- Có thể được - Kvasmu cười chua chát. - Có thể được. Trên thế gian này mọi điều đều có thể được. Tôi sẽ không đi sâu vào việc tranh luận mang tính triết học về phát minh của tôi. Tuy nhiên để anh hiểu rõ hơn cội nguồn của những gì đang xảy ra trong Trung tâm "Đấng cứu thế", tôi sẽ cố gắng một cách tối đa để anh nắm được tình hình. Thế đấy, chàng trai ạ, chắc anh biết virus là gì chứ?
Tôi gật đầu.
- Dù sao tôi cũng xin nhắc lại để anh rõ rằng virus theo cách biểu hiện đại là một đơn vị thông tin cực kỳ nhỏ được mã hoá, được thiên nhiên dùng để chuyển cho các vật thể sống, nghĩa là cho động vật và thực vật những tư liệu về sự thích nghi.
- Hãy khoan đã - Tôi ngạc nhiên nghi ngờ - thế chẳng lẽ virus không phải là vật thể nhỏ xíu gây bệnh hay sao?
(Còn nữa)
16 thg 12, 2007
Đấng cứu thế (Kỳ 3)
ĐẤNG CỨU THẾ (kỳ 3)
- Anh là Fransit Berni à?
- Vâng - Tôi trả lời cộc lốc - Có thể bây giờ thì ông giúp tôi chứ?
Lão già nhìn tôi rất lâu rồi càu nhàu:
- Thả anh ta ra. Cứ để anh ấy vào. - Rồi ông ta quay người lại và biến vào sau cánh cửa.
Đàn chó nhốn nháo. Con chó đen nhả mõm và chạy đi. Những con khác cũng chạy theo. Tôi đổi tay cầm cặp, co duỗi bàn tay đã mỏi nhừ và hai chân tê cứng. Tuy nhiên, không phải cảm giác đau xâm chiếm tôi mà là lòng khâm phục sự cảm thông giữa bầy chó với ông chủ của chúng. "Thế mới gọi là dạy thú chứ!" - Tôi thầm ca tụng và tiến về phía cánh cửa mở.
Bên trong nhà sáng nhờ nhờ. Qua một hành lang hẹp, tôi bước vào một phòng khá rộng kê nhiều ghế bành lớn. Một chiếc tivi màu được kê cao, trên màn ảnh thấy hình ảnh nhiều người, không có tiếng nói kèm theo.
Ông già ngồi quay lưng về phía tôi. Ông ta có cái đầu dài, nhỏ với đôi tai mỏng ép sát vào đầu. Tóc đã bạc cắt ngắn đâm tua tủa lên như lông nhím.
- Ngài là Kennet Kvasmu?- Tôi hỏi một cách không chắc chắn lắm.
- Ngồi xuống đi, chàng trai. - Không hiểu sao ông ta nói có vẻ hơi khó chịu, - Anh đến đây làm gì?
- Thật là một câu hỏi không chuẩn đối với một nhà báo, ngài không thấy thế sao? Sau sự đón tiếp lạ lùng như vậy mà dù có thiện ý đến mấy cũng không thể gọi là sự đón tiếp với lòng mến khách.
- Berni ! - Ông ta gay gắt ngắt lời tôi. - Cách đây ít lâu có một số tù nhân địa phương vừa trốn trại. Vì vậy tôi phải cảnh giác.
- Xin lỗi ngài, nhưng chẳng ai báo trước cho tôi về việc ấy cả.
- Lại còn thế nữa! Làm cho dân chúng sợ để làm gì kia chứ? Vả lại rồi người ta cũng sẽ tóm được bọn chạy trốn thôi. Ai đưa anh đến đây?
- Azanberto - tôi ngạc nhiên trả lời - Nhưng ngài cần biết điều đó làm gì ạ?
- Thế là rõ. Nghĩa là chàng trai ấy vẫn còn chưa sợ phải đi đến nơi này - Vị giáo sư lẩm bẩm. Ông ta gõ gõ ngón tay vào tay dựa của chiếc ghế bành. Tôi chú ý đến đôi bàn tay của ông ta. Đó là hai bàn tay mảnh mai, khá đẹp như tay nghệ sĩ pianô. Những ngón tay trắng muốt, hai ngón quấn băng dính.
- Thưa giáo sư, - tôi hỏi - thế còn cán bộ khoa học và nhân viên của trạm đâu hết cả ạ? Dọc đường tôi không gặp ai cả.
- Hôm nay là ngày nghỉ. Có lẽ họ vào thành phố rồi. Tất cả cùng đi ô tô.
- Ngày nghỉ vào Thứ Tư ư?
- Đúng thế! - Bỗng nhiên Kvasmu quát lên, vẫn không thèm quay về phía tôi. - Vào Thứ Tư đấy! Nếu như suốt mấy tháng liền cố gắng làm việc không nghỉ ngơi chút nào thì khi xong việc anh có thể nghỉ vào bất kỳ ngày nào - Thứ Tư, Thứ Sáu, Thứ Hai!
Trong khi ông ta quát tháo, tôi nghĩ lại rằng rõ ràng mình không thấy có dấu vết nào của xe ô tô mới đi khỏi. Có nghĩa là có một người nói dối! Hoặc là ông giáo sư này, hoặc là Azanberto , người đã khẳng định là chỉ có một lối duy nhất đến trung tâm "Đấng cứu thế". Không hiểu sao tôi thấy tin Azanberto hơn. Hơn nữa tôi được biết rằng thông thường không bao giờ tất cả nhân viên của một khu vườn cấm lại vắng mặt cùng một lúc cả.
Chuyến đi này rõ ràng bắt đầu mang tính chất trinh thám và tôi cảm thấy sờ sợ. Chắc là ở Trung tâm "Đấng cứu thế" này có chuyện gì đó đã xảy ra. Chuyện gì đó rất nghiêm trọng. Và đúng là Kvasmu muốn giấu tôi chuyện đó. Không được đâu! Tôi cảm thấy tài đánh hơi của mình không đánh lừa tôi và trước mặt, trong cái ao yên tĩnh đục ngầu kia đang có một con cá lớn. Nó sẽ phải cắn câu của tôi!
- Sao anh lại im lặng thế? - Nhà bác học hỏi căng thẳng.
"Thôi được - tôi chợt nghĩ - ta sẽ thử dùng lỗ mãng để trị lỗ mãng vậy. Hơn nữa ở đây lại không có lũ chó kia".
- Tôi có thể lấy lại thẻ nhà báo chứ?
- Xin mời, ở trên giá sách ngoài hành lang ấy. Tôi tưởng anh đã trông thấy nó rồi.
Thầm chửi đổng trong óc, tôi đứng lên đi lấy lại giấy tờ. Sau khoảng năm phút lục lọi ở hành lang, tôi vừa quay trở lại phòng vừa căm phẫn vì cái trò đánh lừa ú tim trẻ con này.
- Thưa giáo sư, - tôi kêu từ đằng xa - Ngài thật không biết ngượng! Trả ngay cho tôi…
Trong phòng chẳng có một ai. Chiếc ghế bành trước đây mấy phút Kvasmu còn ngồi trên đó bây giờ trống không. Không tin vào mắt mình, tôi quay đi quay lại nhìn từ phía - chẳng có ai cả! Một phút sau tôi nhận ra là chiếc túi xách của tôi đã biến mất cùng với ngài giáo sư - Phát hiện đó làm tôi bàng hoàng đến mức tôi ngồi phịch xuống ghế và chết lặng đi.
" ... Những kẻ trốn tù sau khi xâm nhập vào lãnh thổ của khu vườn cấm sinh thái, lợi dụng việc khu đó ở xa vùng dân cư, đã trấn áp một cách dã man các cán bộ khoa học và nhân viên của trại. Sào huyệt được dựng nên ở trạm "Đấng cứu thế" đã trở thành nơi trú ẩn của chúng ..." - Những câu đó lướt qua trong óc tôi. Có cảm giác như một người nào khác viết nên những dòng chữ ấy và đem in vào ý thức của tôi.
“Đây chẳng phải là ông Kvasmu nào cả - tôi bỗng nghĩ, - sao mình lại không thấy ngay như vậy nhỉ! Không phải vô tình mà hắn ta lại cứ thập thò trong bóng tối khi đứng bên cánh cửa đã mở. Rồi sau đó, khi ngồi trên ghế bành lại cứ quay lưng lại. Lại còn cái đầu húi cua lởm chởm nữa ...".
Tình thế trở nên khó chịu. Nếu đấy đúng là bọn trốn tù thì hẳn phải có mấy đứa. Chắc bây giờ chúng đang theo dõi sát tôi, đã đặt tôi vào điểm ngắm rồi. Một nhà báo đối với chúng có nghĩa lý gì đâu. Nhưng nếu thế thì chúng diễn cái trò vờ vĩnh vừa rồi làm gì?
Tôi đứng lên và cố ý quay trở ra phía cửa. Nhưng ngay lúc đó ý định của tôi tan thành mây khói.
Thế còn chó? Lũ chó không thể tiếp nhận bọn tội phạm làm ông chủ của mình được.
Tôi lại ngồi xuống và thở dài rõ to. Những ý nghĩ luẩn quẩn cứ đeo đẳng trong óc tôi.
Nhưng tại sao ông giáo sư lại xách túi của mình đi nhỉ? Ông ta sợ ai, ông ta coi mình là ai mới được chứ?
Có tiếng bước chân lệt sệt, vội vàng.
- Berni! Anh ở đâu vậy?- Cuối cùng giáo sư hiện ra trước cửa và chằm chằm nhìn tôi.
- Cái túi đâu, - tôi khẽ hỏi - cả thẻ nhà báo nữa?
- Thế nào, chẳng lẽ anh chưa tìm thấy thẻ sao? Ra đây, tôi sẽ chỉ cho. Còn đồ đạc của anh tôi mạn phép đưa lên phòng dành cho anh đêm nay rồi. Tôi cứ tưởng là anh đi sau tôi.
Ông ta loẹt xoẹt bước qua tôi về phá hành lang. Tôi liền đi theo. Tấm thẻ nhà báo nằm ngay ngắn trên giá sách. Nó nằm lù lù trước mắt. Tôi xin thề rằng vài phút trước không hề có nó ở chỗ ấy.
- Đấy, thẻ của anh kia kìa!
Tôi cầm lấy tấm thẻ và không xem xét gì đút ngay vào túi.
- Còn bây giờ, nếu anh muốn, tôi có thể cho anh xem phòng ngủ cho anh đêm nay. Hôm nay tôi sẽ dành cho anh một ít thời gian, còn ngày mai thì ... Xin lỗi, nhưng ngày mai tôi bận cả ngày. Cho nên sáng ra xin mời anh về.
Ông ta quay ngoắt lại, đi qua căn phòng có nhiều ghế bành mà không hề quay đầu lại, dường như tin chắc rằng tôi phải đồng ý.
Tôi chẳng còn biết phải làm gì nữa ngoài việc đi theo ông già. Cần phải làm dịu tình hình và cố bắt chuyện với con người lạ lùng này bởi dù thế nào tôi cũng phải hoàn thành bài phóng sự. Hơn nữa bài báo đó hứa hẹn sẽ rất giật gân.
(Còn nữa)
- Anh là Fransit Berni à?
- Vâng - Tôi trả lời cộc lốc - Có thể bây giờ thì ông giúp tôi chứ?
Lão già nhìn tôi rất lâu rồi càu nhàu:
- Thả anh ta ra. Cứ để anh ấy vào. - Rồi ông ta quay người lại và biến vào sau cánh cửa.
Đàn chó nhốn nháo. Con chó đen nhả mõm và chạy đi. Những con khác cũng chạy theo. Tôi đổi tay cầm cặp, co duỗi bàn tay đã mỏi nhừ và hai chân tê cứng. Tuy nhiên, không phải cảm giác đau xâm chiếm tôi mà là lòng khâm phục sự cảm thông giữa bầy chó với ông chủ của chúng. "Thế mới gọi là dạy thú chứ!" - Tôi thầm ca tụng và tiến về phía cánh cửa mở.
Bên trong nhà sáng nhờ nhờ. Qua một hành lang hẹp, tôi bước vào một phòng khá rộng kê nhiều ghế bành lớn. Một chiếc tivi màu được kê cao, trên màn ảnh thấy hình ảnh nhiều người, không có tiếng nói kèm theo.
Ông già ngồi quay lưng về phía tôi. Ông ta có cái đầu dài, nhỏ với đôi tai mỏng ép sát vào đầu. Tóc đã bạc cắt ngắn đâm tua tủa lên như lông nhím.
- Ngài là Kennet Kvasmu?- Tôi hỏi một cách không chắc chắn lắm.
- Ngồi xuống đi, chàng trai. - Không hiểu sao ông ta nói có vẻ hơi khó chịu, - Anh đến đây làm gì?
- Thật là một câu hỏi không chuẩn đối với một nhà báo, ngài không thấy thế sao? Sau sự đón tiếp lạ lùng như vậy mà dù có thiện ý đến mấy cũng không thể gọi là sự đón tiếp với lòng mến khách.
- Berni ! - Ông ta gay gắt ngắt lời tôi. - Cách đây ít lâu có một số tù nhân địa phương vừa trốn trại. Vì vậy tôi phải cảnh giác.
- Xin lỗi ngài, nhưng chẳng ai báo trước cho tôi về việc ấy cả.
- Lại còn thế nữa! Làm cho dân chúng sợ để làm gì kia chứ? Vả lại rồi người ta cũng sẽ tóm được bọn chạy trốn thôi. Ai đưa anh đến đây?
- Azanberto - tôi ngạc nhiên trả lời - Nhưng ngài cần biết điều đó làm gì ạ?
- Thế là rõ. Nghĩa là chàng trai ấy vẫn còn chưa sợ phải đi đến nơi này - Vị giáo sư lẩm bẩm. Ông ta gõ gõ ngón tay vào tay dựa của chiếc ghế bành. Tôi chú ý đến đôi bàn tay của ông ta. Đó là hai bàn tay mảnh mai, khá đẹp như tay nghệ sĩ pianô. Những ngón tay trắng muốt, hai ngón quấn băng dính.
- Thưa giáo sư, - tôi hỏi - thế còn cán bộ khoa học và nhân viên của trạm đâu hết cả ạ? Dọc đường tôi không gặp ai cả.
- Hôm nay là ngày nghỉ. Có lẽ họ vào thành phố rồi. Tất cả cùng đi ô tô.
- Ngày nghỉ vào Thứ Tư ư?
- Đúng thế! - Bỗng nhiên Kvasmu quát lên, vẫn không thèm quay về phía tôi. - Vào Thứ Tư đấy! Nếu như suốt mấy tháng liền cố gắng làm việc không nghỉ ngơi chút nào thì khi xong việc anh có thể nghỉ vào bất kỳ ngày nào - Thứ Tư, Thứ Sáu, Thứ Hai!
Trong khi ông ta quát tháo, tôi nghĩ lại rằng rõ ràng mình không thấy có dấu vết nào của xe ô tô mới đi khỏi. Có nghĩa là có một người nói dối! Hoặc là ông giáo sư này, hoặc là Azanberto , người đã khẳng định là chỉ có một lối duy nhất đến trung tâm "Đấng cứu thế". Không hiểu sao tôi thấy tin Azanberto hơn. Hơn nữa tôi được biết rằng thông thường không bao giờ tất cả nhân viên của một khu vườn cấm lại vắng mặt cùng một lúc cả.
Chuyến đi này rõ ràng bắt đầu mang tính chất trinh thám và tôi cảm thấy sờ sợ. Chắc là ở Trung tâm "Đấng cứu thế" này có chuyện gì đó đã xảy ra. Chuyện gì đó rất nghiêm trọng. Và đúng là Kvasmu muốn giấu tôi chuyện đó. Không được đâu! Tôi cảm thấy tài đánh hơi của mình không đánh lừa tôi và trước mặt, trong cái ao yên tĩnh đục ngầu kia đang có một con cá lớn. Nó sẽ phải cắn câu của tôi!
- Sao anh lại im lặng thế? - Nhà bác học hỏi căng thẳng.
"Thôi được - tôi chợt nghĩ - ta sẽ thử dùng lỗ mãng để trị lỗ mãng vậy. Hơn nữa ở đây lại không có lũ chó kia".
- Tôi có thể lấy lại thẻ nhà báo chứ?
- Xin mời, ở trên giá sách ngoài hành lang ấy. Tôi tưởng anh đã trông thấy nó rồi.
Thầm chửi đổng trong óc, tôi đứng lên đi lấy lại giấy tờ. Sau khoảng năm phút lục lọi ở hành lang, tôi vừa quay trở lại phòng vừa căm phẫn vì cái trò đánh lừa ú tim trẻ con này.
- Thưa giáo sư, - tôi kêu từ đằng xa - Ngài thật không biết ngượng! Trả ngay cho tôi…
Trong phòng chẳng có một ai. Chiếc ghế bành trước đây mấy phút Kvasmu còn ngồi trên đó bây giờ trống không. Không tin vào mắt mình, tôi quay đi quay lại nhìn từ phía - chẳng có ai cả! Một phút sau tôi nhận ra là chiếc túi xách của tôi đã biến mất cùng với ngài giáo sư - Phát hiện đó làm tôi bàng hoàng đến mức tôi ngồi phịch xuống ghế và chết lặng đi.
" ... Những kẻ trốn tù sau khi xâm nhập vào lãnh thổ của khu vườn cấm sinh thái, lợi dụng việc khu đó ở xa vùng dân cư, đã trấn áp một cách dã man các cán bộ khoa học và nhân viên của trại. Sào huyệt được dựng nên ở trạm "Đấng cứu thế" đã trở thành nơi trú ẩn của chúng ..." - Những câu đó lướt qua trong óc tôi. Có cảm giác như một người nào khác viết nên những dòng chữ ấy và đem in vào ý thức của tôi.
“Đây chẳng phải là ông Kvasmu nào cả - tôi bỗng nghĩ, - sao mình lại không thấy ngay như vậy nhỉ! Không phải vô tình mà hắn ta lại cứ thập thò trong bóng tối khi đứng bên cánh cửa đã mở. Rồi sau đó, khi ngồi trên ghế bành lại cứ quay lưng lại. Lại còn cái đầu húi cua lởm chởm nữa ...".
Tình thế trở nên khó chịu. Nếu đấy đúng là bọn trốn tù thì hẳn phải có mấy đứa. Chắc bây giờ chúng đang theo dõi sát tôi, đã đặt tôi vào điểm ngắm rồi. Một nhà báo đối với chúng có nghĩa lý gì đâu. Nhưng nếu thế thì chúng diễn cái trò vờ vĩnh vừa rồi làm gì?
Tôi đứng lên và cố ý quay trở ra phía cửa. Nhưng ngay lúc đó ý định của tôi tan thành mây khói.
Thế còn chó? Lũ chó không thể tiếp nhận bọn tội phạm làm ông chủ của mình được.
Tôi lại ngồi xuống và thở dài rõ to. Những ý nghĩ luẩn quẩn cứ đeo đẳng trong óc tôi.
Nhưng tại sao ông giáo sư lại xách túi của mình đi nhỉ? Ông ta sợ ai, ông ta coi mình là ai mới được chứ?
Có tiếng bước chân lệt sệt, vội vàng.
- Berni! Anh ở đâu vậy?- Cuối cùng giáo sư hiện ra trước cửa và chằm chằm nhìn tôi.
- Cái túi đâu, - tôi khẽ hỏi - cả thẻ nhà báo nữa?
- Thế nào, chẳng lẽ anh chưa tìm thấy thẻ sao? Ra đây, tôi sẽ chỉ cho. Còn đồ đạc của anh tôi mạn phép đưa lên phòng dành cho anh đêm nay rồi. Tôi cứ tưởng là anh đi sau tôi.
Ông ta loẹt xoẹt bước qua tôi về phá hành lang. Tôi liền đi theo. Tấm thẻ nhà báo nằm ngay ngắn trên giá sách. Nó nằm lù lù trước mắt. Tôi xin thề rằng vài phút trước không hề có nó ở chỗ ấy.
- Đấy, thẻ của anh kia kìa!
Tôi cầm lấy tấm thẻ và không xem xét gì đút ngay vào túi.
- Còn bây giờ, nếu anh muốn, tôi có thể cho anh xem phòng ngủ cho anh đêm nay. Hôm nay tôi sẽ dành cho anh một ít thời gian, còn ngày mai thì ... Xin lỗi, nhưng ngày mai tôi bận cả ngày. Cho nên sáng ra xin mời anh về.
Ông ta quay ngoắt lại, đi qua căn phòng có nhiều ghế bành mà không hề quay đầu lại, dường như tin chắc rằng tôi phải đồng ý.
Tôi chẳng còn biết phải làm gì nữa ngoài việc đi theo ông già. Cần phải làm dịu tình hình và cố bắt chuyện với con người lạ lùng này bởi dù thế nào tôi cũng phải hoàn thành bài phóng sự. Hơn nữa bài báo đó hứa hẹn sẽ rất giật gân.
(Còn nữa)
Đấng cứu thế (Kỳ 2)
ĐẤNG CỨU THẾ (kỳ 2)
Không thể được - ngay lúc đó tôi tự ngắt lời mình - Mình không định chết! Dù sao đây cũng chỉ là những con chó, mà chó thì, theo như mình biết, không bao giờ trở thành chó hoang hoàn toàn, ngay cả khi bị rơi vào một bầy sói. Có nghĩa là chẳng bao giờ chúng tự dưng tấn công người cả ... Tất nhiên, nếu như người ta không huấn luyện chúng đặc biệt để làm việc đó!".
Đàn chó vây quanh tôi. Đó là những con chó thường đủ loại, trong đó có hai con nổi bật bởi vẻ ngoài quý phái và tính lầm lì là con chó đen lông xù và con bécgiê Đức ngực rộng với vẻ mặt cau có. Vẫn giữ im lặng và rất chăm chú, con chó đen và con bécgiê tiến lại gần tôi, đẩy tôi lúc đó đang đứng đờ người ra, đi về phía toà nhà vừa nhìn thấy.
"Hỡi mọi người! - Tôi muốn kêu lên một cách thất vọng - Các người đâu cả rồi? Đừng để một nhà báo trẻ phải chết khi chưa viết xong bài báo giật gân nhất trong đời mình".
Trong thâm tâm tôi thầm nguyền rủa thủ trưởng của tôi, người đã phát hiện cho tôi cái đề tài này. Là một người cao lớn, tóc bạc, gần như một ông già, trong Toà soạn ông thường bị gọi đùa là "ông thỏ con" bởi cặp mắt lúc nào cũng mọng đỏ và thói quen giật giật môi trên mỗi khi có điều gì suy nghĩ.
- Cái tên Kennet Kvasmu có gợi cho cậu điều gì không? - Ông ta hỏi - Giáo sư Kennet Kvasmu ấy mà?
- Giáo sư thuộc ngành nào ạ? - Tôi tò mò hỏi.
- Điều này cậu cũng cần phải tìm hiểu - "Ông thỏ con" tháo đôi kính to tướng gọng sừng khỏi mắt và chằm chằm nhìn tôi với cái nhìn cận thị - Nghe đây, Berni, ông giáo sư này đã quẳng cả một viện gì đó ở Florida, một viện lớn và quan trọng, để đến với một khu vườn cấm xa vắng. Khoảng mười năm trước chúng ta có một tài liệu về thành tích của ông ta - ở đó người ta đã đồng hoá được cây ươm thuỷ tùng trên đất solonsac (đất có muối). Điều đó nghe có vẻ kỳ quặc đến mức chẳng ai coi mẩu tin đó là nghiêm túc cả. Thế đấy, - ông ta giật giật môi mấy lần. - Hôm qua tôi phát hiện trong sổ này mấy dòng ghi chép về vấn đề này. Tôi cho rằng cậu mà đi đến đó thì cũng hay đấy!
- Ở đấy còn có thể có cái gì hay nữa ạ? - Tôi hỏi đề phòng xa
- Cũng theo mẩu tin đó thì giáo sư Kvasmu luôn bị ám ảnh bởi ý đồ xây dựng một "vườn sinh thái đặc biệt" gì đó mà sẽ làm mẫu thu nhỏ của mối quan hệ giữa tất cả các khâu của môi trường sinh vật. Thôi, cậu sẽ tìm hiểu kỹ tại chỗ nhé ...
Cái mũi lạnh của con chó đen dụi vào lòng bàn tay tôi. Tôi vẫn tiếp tục bước. Khi đó nó cắn nhẹ cánh tay tôi. Cử chỉ đó tôi hiểu ngầm rằng: "Đủ rồi, dừng lại!" Không muốn kích động một cách vô ích đội mũ bảo vệ bốn chân này, tôi đứng ngay lại. Bầy chó ngay lúc đó ngồi tản ra xung quanh trên bãi cỏ. Con chó đen sủa to lên hai tiếng, và tất cả lũ chó đều quay mặt về phía toà nhà. Tôi cũng bắt chước nhìn về phía đó. "Thánh đường khoa học" của khu vườn cấm sinh thái "Đấng cứu thế” là một toà nhà thấp lè tè, tường màu trắng xám với những cửa sổ giống như lỗ châu mai. Trung tâm này tạo ra một cảm giác khá u ám.
Chiếc túi xách trĩu nặng tay tôi. Tôi nghĩ, hay là đặt túi xuống đất, nhưng tồi không dám liều - Chắc chắn lúc chó yêu mến này không thích gì người lạ có động tác thừa. Tôi biết khá rõ về loài chó nên phải cẩn thận bởi thói quen bỉ ổi của chúng là không cắn mà chỉ rứt từng mảnh thịt của nạn nhân làm tôi kinh tởm vô cùng.
Im ắng hoàn toàn. Trên trời, không cao lắm, có hai con cò bay qua. Xa xa dưới ánh mặt trời một con chim kền kền đơn độc bay liệng. Tôi đã không còn ngạc nhiên về điều gì được nữa. Chỉ còn chờ đợi, không biết bao giờ xuất hiện một người nào đó trong số nhân viên của trung tâm "Đấng cứu thế".
"Khỉ thật - Tôi nghĩ - Kể ra Azanberto cũng phần nào có lý khi tránh xa cái chỗ này đấy chứ!".
Toà nhà của Trung tâm không lớn lắm - chỉ dài khoảng năm mươi mét là cùng. Suốt chiều dài nổi bật những hàng gạch đỏ xây theo lối cổ. Bên trên mái hiên là hai chiếc anten dài, được nối với một dây dẫn. Ngoài ra chẳng có gì đáng chú ý nữa. Tôi nhìn lướt dọc bức tường xám xịt, những chiếc cửa sổ có song sắt cùng một kiểu. Có lẽ thú vị nhất là lối vào đen ngòm, cái mái che lớn và khoảng sân rộng phía trước. Rõ ràng lối vào này là dành để dỡ hàng từ các xe ô tô tải. Vậy những chiếc xe đó biến đi đâu cả rồi? Và nói chung tại sao lại không có một người nào cả? Dù sao thì bây giờ vẫn còn đang giờ làm việc, chưa đến giờ ăn trưa kia mà.
Cuối cùng thì cánh cửa của lối vào ấy cũng hé mở. Trên ngưỡng cửa ló ra một người đàn ông, khoảng gần sáu mươi tuổi, trông khá khô khan và nhanh nhẹn, da mặt còn chưa nhăn nheo, cặp mắt rất linh hoạt. Một tay ông ta vẫn nắm lấy tay cầm nơi cánh cửa, dường như sắp đóng sập cửa lại đến nơi. Còn tay kia giấu đằng sau rõ ràng là có cầm vật gì đó. Ăn vận cũng giản đơn, chiếc áo ngắn bằng vải bò và chiếc quần đen, hai ống quần nhét trong giày ủng. Nói chung điều này không làm tôi ngạc nhiên chút nào. Tôi đã không nhầm khi nhận ra đó là một nhà bác học qua cách nhìn lạ lùng của ông ta. Hình như ông ta vừa mới ngủ dậy.
- Anh là ai? - Người vừa mở cửa cất giọng rè rè. Đó là một giọng nam cao không có chút ngữ điệu nào.
Tôi quá mừng vì cuối cùng cũng đã thấy được một con người nên quên mất mọi sự, cất bước tiến về phía ông ta.
Con chó đen ngoạm ngay vào chân tôi khá đau để cảnh cáo.
- Này anh bạn, nhẹ nhàng thôi! - Người đàn ông nọ nói to có vẻ đe doạ và làm động tác như sắp biến vào trong toà nhà.
Tôi ngạc nhiên quá. Đàn chó đang vây quanh tôi, vậy mà ông ta lại định bỏ đi, để tôi lại một mình với lũ chó hay sao?
- Này ông - Tôi kêu to - Ông hãy ra lệnh cho lũ chó của ông thả tôi ra đi.
Con chó đen vẫn tiếp tục giữ chặt chân tôi.
- Anh là ai và đến đây có việc gì?
- Tôi là nhà báo. Báo ảnh ra hàng tuần "Những sự kiện quan trọng nhất". Hãy giải thoát tôi khỏi đám lâu la của ông đi!
Ông già vẫn không mảy may để ý đến lời khẩn cầu của tôi.
- Anh có mang theo giấy tờ chứ?
Tôi gật đầu.
- Quẳng lại đây!
Tôi cho rằng tốt nhất nên làm theo yêu cầu của ông ta nên móc từ túi áo trong ra tấm thẻ có dòng chữ khắc nhũ vàng "Báo chí" và ném về phía người lạ mặt. Tấm thẻ nhà báo bay theo một hình cung trong không khí rồi rơi xuống bãi cỏ, cách bậc lên xuống của lối vào chừng một mét. Tôi cố ý làm như vậy để cho ông già phải rời cánh cửa để tôi có thể nhìn sâu vào phía trong cũng như xem ông ta giấu cái gì ở tay kia.
- Đích! - Người lạ mặt gọi.
Một con chó lông đốm, cỡ trung bình, tách ra khỏi đàn lao về phía tấm thẻ. Nó ngoạm lấy thẻ nhà báo của tôi và chạy lại với ông chủ.
- Cám ơn, Đích! - Ông ta xoa đầu con chó và chăm chắm đọc tấm thẻ.
(Còn nữa)
Không thể được - ngay lúc đó tôi tự ngắt lời mình - Mình không định chết! Dù sao đây cũng chỉ là những con chó, mà chó thì, theo như mình biết, không bao giờ trở thành chó hoang hoàn toàn, ngay cả khi bị rơi vào một bầy sói. Có nghĩa là chẳng bao giờ chúng tự dưng tấn công người cả ... Tất nhiên, nếu như người ta không huấn luyện chúng đặc biệt để làm việc đó!".
Đàn chó vây quanh tôi. Đó là những con chó thường đủ loại, trong đó có hai con nổi bật bởi vẻ ngoài quý phái và tính lầm lì là con chó đen lông xù và con bécgiê Đức ngực rộng với vẻ mặt cau có. Vẫn giữ im lặng và rất chăm chú, con chó đen và con bécgiê tiến lại gần tôi, đẩy tôi lúc đó đang đứng đờ người ra, đi về phía toà nhà vừa nhìn thấy.
"Hỡi mọi người! - Tôi muốn kêu lên một cách thất vọng - Các người đâu cả rồi? Đừng để một nhà báo trẻ phải chết khi chưa viết xong bài báo giật gân nhất trong đời mình".
Trong thâm tâm tôi thầm nguyền rủa thủ trưởng của tôi, người đã phát hiện cho tôi cái đề tài này. Là một người cao lớn, tóc bạc, gần như một ông già, trong Toà soạn ông thường bị gọi đùa là "ông thỏ con" bởi cặp mắt lúc nào cũng mọng đỏ và thói quen giật giật môi trên mỗi khi có điều gì suy nghĩ.
- Cái tên Kennet Kvasmu có gợi cho cậu điều gì không? - Ông ta hỏi - Giáo sư Kennet Kvasmu ấy mà?
- Giáo sư thuộc ngành nào ạ? - Tôi tò mò hỏi.
- Điều này cậu cũng cần phải tìm hiểu - "Ông thỏ con" tháo đôi kính to tướng gọng sừng khỏi mắt và chằm chằm nhìn tôi với cái nhìn cận thị - Nghe đây, Berni, ông giáo sư này đã quẳng cả một viện gì đó ở Florida, một viện lớn và quan trọng, để đến với một khu vườn cấm xa vắng. Khoảng mười năm trước chúng ta có một tài liệu về thành tích của ông ta - ở đó người ta đã đồng hoá được cây ươm thuỷ tùng trên đất solonsac (đất có muối). Điều đó nghe có vẻ kỳ quặc đến mức chẳng ai coi mẩu tin đó là nghiêm túc cả. Thế đấy, - ông ta giật giật môi mấy lần. - Hôm qua tôi phát hiện trong sổ này mấy dòng ghi chép về vấn đề này. Tôi cho rằng cậu mà đi đến đó thì cũng hay đấy!
- Ở đấy còn có thể có cái gì hay nữa ạ? - Tôi hỏi đề phòng xa
- Cũng theo mẩu tin đó thì giáo sư Kvasmu luôn bị ám ảnh bởi ý đồ xây dựng một "vườn sinh thái đặc biệt" gì đó mà sẽ làm mẫu thu nhỏ của mối quan hệ giữa tất cả các khâu của môi trường sinh vật. Thôi, cậu sẽ tìm hiểu kỹ tại chỗ nhé ...
Cái mũi lạnh của con chó đen dụi vào lòng bàn tay tôi. Tôi vẫn tiếp tục bước. Khi đó nó cắn nhẹ cánh tay tôi. Cử chỉ đó tôi hiểu ngầm rằng: "Đủ rồi, dừng lại!" Không muốn kích động một cách vô ích đội mũ bảo vệ bốn chân này, tôi đứng ngay lại. Bầy chó ngay lúc đó ngồi tản ra xung quanh trên bãi cỏ. Con chó đen sủa to lên hai tiếng, và tất cả lũ chó đều quay mặt về phía toà nhà. Tôi cũng bắt chước nhìn về phía đó. "Thánh đường khoa học" của khu vườn cấm sinh thái "Đấng cứu thế” là một toà nhà thấp lè tè, tường màu trắng xám với những cửa sổ giống như lỗ châu mai. Trung tâm này tạo ra một cảm giác khá u ám.
Chiếc túi xách trĩu nặng tay tôi. Tôi nghĩ, hay là đặt túi xuống đất, nhưng tồi không dám liều - Chắc chắn lúc chó yêu mến này không thích gì người lạ có động tác thừa. Tôi biết khá rõ về loài chó nên phải cẩn thận bởi thói quen bỉ ổi của chúng là không cắn mà chỉ rứt từng mảnh thịt của nạn nhân làm tôi kinh tởm vô cùng.
Im ắng hoàn toàn. Trên trời, không cao lắm, có hai con cò bay qua. Xa xa dưới ánh mặt trời một con chim kền kền đơn độc bay liệng. Tôi đã không còn ngạc nhiên về điều gì được nữa. Chỉ còn chờ đợi, không biết bao giờ xuất hiện một người nào đó trong số nhân viên của trung tâm "Đấng cứu thế".
"Khỉ thật - Tôi nghĩ - Kể ra Azanberto cũng phần nào có lý khi tránh xa cái chỗ này đấy chứ!".
Toà nhà của Trung tâm không lớn lắm - chỉ dài khoảng năm mươi mét là cùng. Suốt chiều dài nổi bật những hàng gạch đỏ xây theo lối cổ. Bên trên mái hiên là hai chiếc anten dài, được nối với một dây dẫn. Ngoài ra chẳng có gì đáng chú ý nữa. Tôi nhìn lướt dọc bức tường xám xịt, những chiếc cửa sổ có song sắt cùng một kiểu. Có lẽ thú vị nhất là lối vào đen ngòm, cái mái che lớn và khoảng sân rộng phía trước. Rõ ràng lối vào này là dành để dỡ hàng từ các xe ô tô tải. Vậy những chiếc xe đó biến đi đâu cả rồi? Và nói chung tại sao lại không có một người nào cả? Dù sao thì bây giờ vẫn còn đang giờ làm việc, chưa đến giờ ăn trưa kia mà.
Cuối cùng thì cánh cửa của lối vào ấy cũng hé mở. Trên ngưỡng cửa ló ra một người đàn ông, khoảng gần sáu mươi tuổi, trông khá khô khan và nhanh nhẹn, da mặt còn chưa nhăn nheo, cặp mắt rất linh hoạt. Một tay ông ta vẫn nắm lấy tay cầm nơi cánh cửa, dường như sắp đóng sập cửa lại đến nơi. Còn tay kia giấu đằng sau rõ ràng là có cầm vật gì đó. Ăn vận cũng giản đơn, chiếc áo ngắn bằng vải bò và chiếc quần đen, hai ống quần nhét trong giày ủng. Nói chung điều này không làm tôi ngạc nhiên chút nào. Tôi đã không nhầm khi nhận ra đó là một nhà bác học qua cách nhìn lạ lùng của ông ta. Hình như ông ta vừa mới ngủ dậy.
- Anh là ai? - Người vừa mở cửa cất giọng rè rè. Đó là một giọng nam cao không có chút ngữ điệu nào.
Tôi quá mừng vì cuối cùng cũng đã thấy được một con người nên quên mất mọi sự, cất bước tiến về phía ông ta.
Con chó đen ngoạm ngay vào chân tôi khá đau để cảnh cáo.
- Này anh bạn, nhẹ nhàng thôi! - Người đàn ông nọ nói to có vẻ đe doạ và làm động tác như sắp biến vào trong toà nhà.
Tôi ngạc nhiên quá. Đàn chó đang vây quanh tôi, vậy mà ông ta lại định bỏ đi, để tôi lại một mình với lũ chó hay sao?
- Này ông - Tôi kêu to - Ông hãy ra lệnh cho lũ chó của ông thả tôi ra đi.
Con chó đen vẫn tiếp tục giữ chặt chân tôi.
- Anh là ai và đến đây có việc gì?
- Tôi là nhà báo. Báo ảnh ra hàng tuần "Những sự kiện quan trọng nhất". Hãy giải thoát tôi khỏi đám lâu la của ông đi!
Ông già vẫn không mảy may để ý đến lời khẩn cầu của tôi.
- Anh có mang theo giấy tờ chứ?
Tôi gật đầu.
- Quẳng lại đây!
Tôi cho rằng tốt nhất nên làm theo yêu cầu của ông ta nên móc từ túi áo trong ra tấm thẻ có dòng chữ khắc nhũ vàng "Báo chí" và ném về phía người lạ mặt. Tấm thẻ nhà báo bay theo một hình cung trong không khí rồi rơi xuống bãi cỏ, cách bậc lên xuống của lối vào chừng một mét. Tôi cố ý làm như vậy để cho ông già phải rời cánh cửa để tôi có thể nhìn sâu vào phía trong cũng như xem ông ta giấu cái gì ở tay kia.
- Đích! - Người lạ mặt gọi.
Một con chó lông đốm, cỡ trung bình, tách ra khỏi đàn lao về phía tấm thẻ. Nó ngoạm lấy thẻ nhà báo của tôi và chạy lại với ông chủ.
- Cám ơn, Đích! - Ông ta xoa đầu con chó và chăm chắm đọc tấm thẻ.
(Còn nữa)
Đấng cứu thế (kỳ 1)
Bạn thân mến,
Truyện giả tưởng (truyện viễn tưởng, truyện khoa học viễn tưởng), phim giả tưởng được khá nhiều người ưa thích. Tận dụng khả năng tiếng Nga của mình, tôi đã dịch một số truyện mà tôi đọc thấy thú vị. Những truyện ấy đã được in thành sách. Những truyện ấy, bây giờ đọc lại tôi vẫn thấy rất hay và vẫn phù hợp với thời nay. Các bạn trẻ chắc chưa đọc. Cho nên tôi dành blog này để post truyện giả tưởng phục vụ các bạn. Và để không bị "nặng" quá mỗi lần post, mỗi kỳ tôi sẽ chỉ post 2-3 trang, mong mọi người thông cảm nhé (tôi phải đánh máy lại toàn bộ vì trước đây không có máy tính nên không có cách gì lưu giữ tài liệu như bây giờ được).
Ngoài ra, tôi cũng sẽ post ở blog này một số bài phổ biến kiến thức- hoặc sưu tầm từ các nguồn báo chí, sách vở, hoặc tôi biên soạn, viết lại, miễn là tôi thấy có thể có ích cho mọi người. Trường hợp sưu tầm, tôi sẽ chỉ rõ nguồn tài liệu.
Mở đầu, xin giới thiệu với các bạn Truyện "Đấng cứu thế" của một tác giả Liên Xô. Truyện này liên quan đến hai nghề chính của tôi: Làm báo và Phổ biến Khoa học.
ĐẤNG CỨU THẾ (Kỳ 1)
Ô tô từ từ giảm tốc độ làm bốc lên một đám bụi mờ. Đó là một chiếc xe cũ kỹ, lúc phanh kéo theo hàng tràng tiếng ken két, loảng xoảng. Khi cái bản nhạc han gỉ đó ngừng hẳn, người lái xe quay đầu lại và cất giọng khàn khàn:
- Đến rồi đấy, thưa ông. Tôi không đi xa hơn vào cái nơi đáng ghét này đâu!
- Cám ơn anh, Azanberto! - Tôi xiết chặt bàn tay chai ráp của anh ta và mở cửa xe - Không có anh thì tôi chẳng biết sẽ ra sao nữa. Anh giúp tôi nhiều quá. - Rồi tôi nhảy xuống xe, chân giẫm vào lớp bụi âm ấm.
Trước mặt tôi là một thung lũng rộng. Không gian thoáng đãng cho phép phóng tầm nhìn đến hàng chục kilomet. Phía trước, một vùng cây xanh lạ lẫm nổi bật giữa thảo nguyên hoang vắng. Cạnh đó, hai cánh cửa gỗ mục nát mở toang, trông thật côi cút. Và cũng chẳng có hàng rào hay tí gì giống tường ngăn cả.
- Tạm biệt! - Azanberto kêu to và vẫy tay chào.
Tôi cũng chào lại anh như vậy. Chiếc xe "Volksvagen" màu kaki loang lổ lao về hướng cũ, đem theo cả chàng trai ngăm đen tránh xa "nơi đáng ghét" này.
Không gian trở nên yên tĩnh. Rồi một trong hai cánh cửa bị gió thổi kêu cọt kẹt, đu đưa, quay về phía tôi. Tôi đọc được trên đó hàng chữ đã phai màu:
Khu bảo tồn sinh thái
Trung tâm nghiên cứu Khoa học "ĐẤNG CỨU THẾ"
Tôi bước qua cửa đi về phía cánh rừng nhỏ. Con đường dài dằng dặc. Để đỡ sốt ruột, tôi bắt đầu nhẩm tính xem có thể quẳng bớt thứ gì đi cho túi xách đỡ nặng. Có thể vứt đi thật nhiều thứ và càng đi, cái danh sách đó càng dài thêm.
Con đường lẩn vào bụi rậm rồi biến mất. Ngay trên thảo nguyên cũng phải khó khăn lắm mới nhận ra nó bởi có quá ít người qua lại, mà ô tô thì rõ ràng là ở đây chẳng ai dùng đến cho nên chỉ có một lối mòn nhỏ chạy qua rừng.
Dần dần, bao quanh tôi là những bụi dứa sợi và xương rồng bà. Các loài cây này phù hợp với điều kiện địa phương ở đây, nơi đất có muối và thiếu nước nặng nề.
"Kỳ thật - Tôi nghĩ - Ai lại nảy ra ý đồ xây dựng ở đây một khu vườn cấm nhỉ?".
Tuy vậy đi chưa đầy một cây số bức tranh bắt đầu thay đổi. Đầu tiên xuất hiện các loài cây bách tán ưa ẩm và tre vẩy rồng, rồi tiếp đó thậm chí có cả cây ăn quả. Những cây lê Tàu với những chùm hoa sặc sỡ trên cao trông thật vui mắt. Đây quả thật là một thành tựu: phải là một nhà chuyên môn thật sự mới trồng nổi những loài cây ấy.
Càng đi sâu vào khu rừng kỳ lạ này nỗi ngạc nhiên trong tôi ngày càng tăng. Không còn các bụi dứa sợi nữa mà là những cây mộc lan và cây cọ nhỏ với tán lá xoè hình cánh quạt mọc đầy xung quanh. Không khí thơm mùi hơi cay cay ẩm ướt. Kinh ngạc nhất là ở đây có các loài cây cối thuộc những vùng khí hậu hoàn toàn khác nhau!
Nhìn quanh, tôi thấy ngay rằng cây cối ở đây sống rất thoải mái, kể cả những loài vốn vẫn phải được hưởng những điều kiện khí hậu đặc biệt. Ở Trung tâm "Đấng cứu thế" này người ta làm thế nào để được như vậy nhỉ?
"Thành tựu của các cán bộ Trung tâm" "Đấng cứu thế" làm óc tưởng tượng của bạn phải ngạc nhiên. Khi bạn nhìn thấy bên cạnh cây bạch quả là cây bá hương cao lớn của miền Bắc Phi cùng với cây nho, cạnh cây khuynh diệp khổng lồ là cây thông carelia và cây mộc lan, bạn thật muốn thốt lên: "Không thể có như vậy được!" Chẳng lẽ đã đến lúc khi bước chân vào mảnh vườn của mình chúng ta có thể chiêm ngưỡng sự nở hoa của những cây bách tán lẫn các cây chà là hay sao?” Trong óc tôi những dòng chữ ấy lướt qua. Những câu văn dập khuôn báo chí là điều không thể thiếu được do nghề nghiệp của tôi.
Tôi chuyển túi xách sang tay kia và lại cất bước. Con đường mòn nhỏ kéo dài, thẳng tắp đến ngạc nhiên chứ không ngoắt ngoéo như thường thấy ở những đường rừng khác. Nó phủ dầy lớp cỏ cứng, dày và thấp kêu lên ken két dưới đế giày.
Phía bên phải lại hiện ra nhóm xương rồng bà, loài cây đã làm cho các chủ trại ở Ôxtrâylia không yên khi chiếm được các đồng cỏ rộng lớn. Ở đây xương rồng mọc thành từng bụi riêng, mỗi cây cao hơn đầu người nhiều. Nhe những gai nhọn tua tủa, trong cánh rừng này trông chúng thật giống các sứ giả từ vũ trụ tới. Tóm lại, những gì nhìn thấy ở đây đều tạo cho ta cảm giác phải liên tưởng tới một vườn bách thảo.
"Giáo sư Kvasmu đã gây được một vườn bách thảo ngay giữa sa mạc. Chỉ cần một bước là các bạn có thể từ thế giới của vẻ đẹp và sự hài hòa rơi ngay vào một vùng quê đầy ánh trăng. Khó có thể đoán trước được các công trình sử dụng đất cằn cỗi của ngài Kvasmu sẽ mở ra những triển vọng như thế nào đối với ngành nông nghiệp ..." - Trong ý thức của tôi lại thấp thoáng những dòng văn báo chí quá nhàm mà có lẽ tôi sẽ không bao giờ tránh được.
"Lạ thật - tôi nghĩ - Sao Azanberto lại ghét nơi này nhỉ? Tại sao người ta lại gọi cái quần thể thực vật này là "vườn quỷ"? Lẽ ra phải đưa mọi người đến đây tham quan và nhờ vậy mà thu tiền mới đúng chứ!".
Phải rất khó khăn mới thuyết phục nổi chàng trai địa phương ấy đưa tôi đến Trung tâm "Đấng cứu thế". Nhưng lái xe vào địa phận của khu vườn cấm thì anh ta dứt khoát từ chối. Qua nét mặt anh, tôi hiểu đằng sau lời từ chối còn có một cái gì đó lớn hơn lòng ác cảm thông thường. Chẳng lẽ những cây cối không quen thuộc này, những cây bách tán, cây khuynh điệp này lại làm cho người dân ở chốn này sợ hay sao.
Dòng suy nghĩ của tôi bỗng bị đứt quãng.
Tôi đang bước đều đều, dường như không có gì xảy ra cả, nhưng gáy bỗng nóng lên bởi cái nhìn rất chăm chú của ai đó. Trong đời tôi chưa bao giờ cảm thấy cái nhìn của bất kỳ ai, nhưng bây giờ trong tôi tất cả như bị căng ra giống dây cung. Mất cả tự chủ, tôi dừng lại và quay ngoắt về phía sau. Giữa những hàng cây xương rồng gần nhất, hai con mắt từ trong bóng tôi đang nấp rình theo dõi tôi.
- Ê! - tôi gọi to không phải bằng giọng của mình nữa - Ai đấy?
Cặp mắt vẫn không nhúc nhích.
"Kẻ tội phạm lạnh lùng nhằm vào nạn nhân không có gì chống đỡ, và ngón tay nhẹ nhàng đặt lên cò súng cây cạc bin ..."
- Ai nấp ở kia đấy?! - Bằng cách quát to, tôi muốn tự trấn tĩnh nhưng kết quả lại ngược lại. Giọng tôi vang lên không mạnh mẽ chút nào mà lại lạc lõng trong cánh rừng lạ lùng này. Sau đó tôi làm một động tác giả như định bước gần tới bụi xương rồng. Thế là từ sau hàng cây xương rồng một sinh vật lao vút đi. Tôi còn kịp nhận ra: đó là một con khỉ.
Khỉ ư? !
Chiếc túi xách như tự trượt khỏi tay tôi rơi xuống vệ cỏ. Quả là một điều không thể tin được nếu như mắt tôi còn nhìn đúng. Mà tôi thì lại quá quen tin tưởng ở mắt mình. Thậm chí tôi còn vẫn hay tự hào về sự tinh nhạy của cặp mắt "phóng sự" của tôi nữa.
Con khỉ không to lắm, giống như thuộc loại khỉ makaki nhưng không thể xác định chính xác được. Nó lao nhanh lên cây sồi và trốn kín trong vòm lá cây dày đặc. Còn tôi đứng sững, há hốc miệng vì ngạc nhiên.
Thôi được, tôi còn có thể tin là trong điều kiện khi hậu lục địa của địa phương và đất đai quá khô cằn, bằng phương pháp nào đó chưa ai biết đến, giáo sư Kvasmu đã trồng và nuôi lớn những cây cối lạ lùng kia. Nhưng còn khỉ! Đó thật là một điều quá đáng! Không ai và không có gì có thể buộc tôi tin được rằng những dân cư của miền Bắc Phi nay lại có thể sống tự do một cách bình thường ở đây được.
Nhưng tôi không đủ thời gian để suy nghĩ lâu về việc đó. Việc lý giải về sự thích nghi của loài khỉ trong tình huống hiện tại đã bị cắt đứt bởi những tiếng sủa từ xa vọng lại. Đàn chó sủa như một giàn đồng ca; có thể đoán có đến hơn chục con.
Nói chung tôi không thú vị gì lắm việc gặp gỡ với một đàn chó hoang trong rừng, bởi vậy tôi vội rảo bước về phía trước, hy vọng nhanh chóng tới được Trung tâm nghiên cứu khoa học. Trong lúc vội vàng tôi không chú ý gì đến cây cối xung quanh nữa, mặc dù đôi lúc lại gặp những cây rất lạ.
Chó sủa nghe mỗi lúc một to hơn. Rất tiếc là không thể xác định được nó xuất phát từ hướng nào, chỉ biết rằng tiếng sủa ngày càng tới gần.
Đàn chó hiện ra từ khu rừng, khi phía trước mặt tôi thấp thoáng một toà nhà thấp dài. Lũ chó đuổi kịp tôi một cách dễ dàng. Do biết thói quen của loài bốn chân này là sẵn sàng tấn công những sinh vật đang chạy nên tôi đứng khựng lại, nghe rõ tiếng tim đập thình thịch trong lồng ngực.
"Cái chết của nhà báo trẻ trong khu vườn sinh thái đặc biệt thuộc Trung tâm nghiên cứu của giáo sư Kennet Kvasmu rõ ràng là do tính cẩu thả của nhân viên ở đây vì họ cho rằng không thể có người lạ mặt xuất hiện ở khu vực sinh thái được ..." - Trong óc tôi lại vảng vất những câu phóng sự vô nghĩa.
(Còn nữa)
Truyện giả tưởng (truyện viễn tưởng, truyện khoa học viễn tưởng), phim giả tưởng được khá nhiều người ưa thích. Tận dụng khả năng tiếng Nga của mình, tôi đã dịch một số truyện mà tôi đọc thấy thú vị. Những truyện ấy đã được in thành sách. Những truyện ấy, bây giờ đọc lại tôi vẫn thấy rất hay và vẫn phù hợp với thời nay. Các bạn trẻ chắc chưa đọc. Cho nên tôi dành blog này để post truyện giả tưởng phục vụ các bạn. Và để không bị "nặng" quá mỗi lần post, mỗi kỳ tôi sẽ chỉ post 2-3 trang, mong mọi người thông cảm nhé (tôi phải đánh máy lại toàn bộ vì trước đây không có máy tính nên không có cách gì lưu giữ tài liệu như bây giờ được).
Ngoài ra, tôi cũng sẽ post ở blog này một số bài phổ biến kiến thức- hoặc sưu tầm từ các nguồn báo chí, sách vở, hoặc tôi biên soạn, viết lại, miễn là tôi thấy có thể có ích cho mọi người. Trường hợp sưu tầm, tôi sẽ chỉ rõ nguồn tài liệu.
Mở đầu, xin giới thiệu với các bạn Truyện "Đấng cứu thế" của một tác giả Liên Xô. Truyện này liên quan đến hai nghề chính của tôi: Làm báo và Phổ biến Khoa học.
ĐẤNG CỨU THẾ (Kỳ 1)
Ô tô từ từ giảm tốc độ làm bốc lên một đám bụi mờ. Đó là một chiếc xe cũ kỹ, lúc phanh kéo theo hàng tràng tiếng ken két, loảng xoảng. Khi cái bản nhạc han gỉ đó ngừng hẳn, người lái xe quay đầu lại và cất giọng khàn khàn:
- Đến rồi đấy, thưa ông. Tôi không đi xa hơn vào cái nơi đáng ghét này đâu!
- Cám ơn anh, Azanberto! - Tôi xiết chặt bàn tay chai ráp của anh ta và mở cửa xe - Không có anh thì tôi chẳng biết sẽ ra sao nữa. Anh giúp tôi nhiều quá. - Rồi tôi nhảy xuống xe, chân giẫm vào lớp bụi âm ấm.
Trước mặt tôi là một thung lũng rộng. Không gian thoáng đãng cho phép phóng tầm nhìn đến hàng chục kilomet. Phía trước, một vùng cây xanh lạ lẫm nổi bật giữa thảo nguyên hoang vắng. Cạnh đó, hai cánh cửa gỗ mục nát mở toang, trông thật côi cút. Và cũng chẳng có hàng rào hay tí gì giống tường ngăn cả.
- Tạm biệt! - Azanberto kêu to và vẫy tay chào.
Tôi cũng chào lại anh như vậy. Chiếc xe "Volksvagen" màu kaki loang lổ lao về hướng cũ, đem theo cả chàng trai ngăm đen tránh xa "nơi đáng ghét" này.
Không gian trở nên yên tĩnh. Rồi một trong hai cánh cửa bị gió thổi kêu cọt kẹt, đu đưa, quay về phía tôi. Tôi đọc được trên đó hàng chữ đã phai màu:
Khu bảo tồn sinh thái
Trung tâm nghiên cứu Khoa học "ĐẤNG CỨU THẾ"
Tôi bước qua cửa đi về phía cánh rừng nhỏ. Con đường dài dằng dặc. Để đỡ sốt ruột, tôi bắt đầu nhẩm tính xem có thể quẳng bớt thứ gì đi cho túi xách đỡ nặng. Có thể vứt đi thật nhiều thứ và càng đi, cái danh sách đó càng dài thêm.
Con đường lẩn vào bụi rậm rồi biến mất. Ngay trên thảo nguyên cũng phải khó khăn lắm mới nhận ra nó bởi có quá ít người qua lại, mà ô tô thì rõ ràng là ở đây chẳng ai dùng đến cho nên chỉ có một lối mòn nhỏ chạy qua rừng.
Dần dần, bao quanh tôi là những bụi dứa sợi và xương rồng bà. Các loài cây này phù hợp với điều kiện địa phương ở đây, nơi đất có muối và thiếu nước nặng nề.
"Kỳ thật - Tôi nghĩ - Ai lại nảy ra ý đồ xây dựng ở đây một khu vườn cấm nhỉ?".
Tuy vậy đi chưa đầy một cây số bức tranh bắt đầu thay đổi. Đầu tiên xuất hiện các loài cây bách tán ưa ẩm và tre vẩy rồng, rồi tiếp đó thậm chí có cả cây ăn quả. Những cây lê Tàu với những chùm hoa sặc sỡ trên cao trông thật vui mắt. Đây quả thật là một thành tựu: phải là một nhà chuyên môn thật sự mới trồng nổi những loài cây ấy.
Càng đi sâu vào khu rừng kỳ lạ này nỗi ngạc nhiên trong tôi ngày càng tăng. Không còn các bụi dứa sợi nữa mà là những cây mộc lan và cây cọ nhỏ với tán lá xoè hình cánh quạt mọc đầy xung quanh. Không khí thơm mùi hơi cay cay ẩm ướt. Kinh ngạc nhất là ở đây có các loài cây cối thuộc những vùng khí hậu hoàn toàn khác nhau!
Nhìn quanh, tôi thấy ngay rằng cây cối ở đây sống rất thoải mái, kể cả những loài vốn vẫn phải được hưởng những điều kiện khí hậu đặc biệt. Ở Trung tâm "Đấng cứu thế" này người ta làm thế nào để được như vậy nhỉ?
"Thành tựu của các cán bộ Trung tâm" "Đấng cứu thế" làm óc tưởng tượng của bạn phải ngạc nhiên. Khi bạn nhìn thấy bên cạnh cây bạch quả là cây bá hương cao lớn của miền Bắc Phi cùng với cây nho, cạnh cây khuynh diệp khổng lồ là cây thông carelia và cây mộc lan, bạn thật muốn thốt lên: "Không thể có như vậy được!" Chẳng lẽ đã đến lúc khi bước chân vào mảnh vườn của mình chúng ta có thể chiêm ngưỡng sự nở hoa của những cây bách tán lẫn các cây chà là hay sao?” Trong óc tôi những dòng chữ ấy lướt qua. Những câu văn dập khuôn báo chí là điều không thể thiếu được do nghề nghiệp của tôi.
Tôi chuyển túi xách sang tay kia và lại cất bước. Con đường mòn nhỏ kéo dài, thẳng tắp đến ngạc nhiên chứ không ngoắt ngoéo như thường thấy ở những đường rừng khác. Nó phủ dầy lớp cỏ cứng, dày và thấp kêu lên ken két dưới đế giày.
Phía bên phải lại hiện ra nhóm xương rồng bà, loài cây đã làm cho các chủ trại ở Ôxtrâylia không yên khi chiếm được các đồng cỏ rộng lớn. Ở đây xương rồng mọc thành từng bụi riêng, mỗi cây cao hơn đầu người nhiều. Nhe những gai nhọn tua tủa, trong cánh rừng này trông chúng thật giống các sứ giả từ vũ trụ tới. Tóm lại, những gì nhìn thấy ở đây đều tạo cho ta cảm giác phải liên tưởng tới một vườn bách thảo.
"Giáo sư Kvasmu đã gây được một vườn bách thảo ngay giữa sa mạc. Chỉ cần một bước là các bạn có thể từ thế giới của vẻ đẹp và sự hài hòa rơi ngay vào một vùng quê đầy ánh trăng. Khó có thể đoán trước được các công trình sử dụng đất cằn cỗi của ngài Kvasmu sẽ mở ra những triển vọng như thế nào đối với ngành nông nghiệp ..." - Trong ý thức của tôi lại thấp thoáng những dòng văn báo chí quá nhàm mà có lẽ tôi sẽ không bao giờ tránh được.
"Lạ thật - tôi nghĩ - Sao Azanberto lại ghét nơi này nhỉ? Tại sao người ta lại gọi cái quần thể thực vật này là "vườn quỷ"? Lẽ ra phải đưa mọi người đến đây tham quan và nhờ vậy mà thu tiền mới đúng chứ!".
Phải rất khó khăn mới thuyết phục nổi chàng trai địa phương ấy đưa tôi đến Trung tâm "Đấng cứu thế". Nhưng lái xe vào địa phận của khu vườn cấm thì anh ta dứt khoát từ chối. Qua nét mặt anh, tôi hiểu đằng sau lời từ chối còn có một cái gì đó lớn hơn lòng ác cảm thông thường. Chẳng lẽ những cây cối không quen thuộc này, những cây bách tán, cây khuynh điệp này lại làm cho người dân ở chốn này sợ hay sao.
Dòng suy nghĩ của tôi bỗng bị đứt quãng.
Tôi đang bước đều đều, dường như không có gì xảy ra cả, nhưng gáy bỗng nóng lên bởi cái nhìn rất chăm chú của ai đó. Trong đời tôi chưa bao giờ cảm thấy cái nhìn của bất kỳ ai, nhưng bây giờ trong tôi tất cả như bị căng ra giống dây cung. Mất cả tự chủ, tôi dừng lại và quay ngoắt về phía sau. Giữa những hàng cây xương rồng gần nhất, hai con mắt từ trong bóng tôi đang nấp rình theo dõi tôi.
- Ê! - tôi gọi to không phải bằng giọng của mình nữa - Ai đấy?
Cặp mắt vẫn không nhúc nhích.
"Kẻ tội phạm lạnh lùng nhằm vào nạn nhân không có gì chống đỡ, và ngón tay nhẹ nhàng đặt lên cò súng cây cạc bin ..."
- Ai nấp ở kia đấy?! - Bằng cách quát to, tôi muốn tự trấn tĩnh nhưng kết quả lại ngược lại. Giọng tôi vang lên không mạnh mẽ chút nào mà lại lạc lõng trong cánh rừng lạ lùng này. Sau đó tôi làm một động tác giả như định bước gần tới bụi xương rồng. Thế là từ sau hàng cây xương rồng một sinh vật lao vút đi. Tôi còn kịp nhận ra: đó là một con khỉ.
Khỉ ư? !
Chiếc túi xách như tự trượt khỏi tay tôi rơi xuống vệ cỏ. Quả là một điều không thể tin được nếu như mắt tôi còn nhìn đúng. Mà tôi thì lại quá quen tin tưởng ở mắt mình. Thậm chí tôi còn vẫn hay tự hào về sự tinh nhạy của cặp mắt "phóng sự" của tôi nữa.
Con khỉ không to lắm, giống như thuộc loại khỉ makaki nhưng không thể xác định chính xác được. Nó lao nhanh lên cây sồi và trốn kín trong vòm lá cây dày đặc. Còn tôi đứng sững, há hốc miệng vì ngạc nhiên.
Thôi được, tôi còn có thể tin là trong điều kiện khi hậu lục địa của địa phương và đất đai quá khô cằn, bằng phương pháp nào đó chưa ai biết đến, giáo sư Kvasmu đã trồng và nuôi lớn những cây cối lạ lùng kia. Nhưng còn khỉ! Đó thật là một điều quá đáng! Không ai và không có gì có thể buộc tôi tin được rằng những dân cư của miền Bắc Phi nay lại có thể sống tự do một cách bình thường ở đây được.
Nhưng tôi không đủ thời gian để suy nghĩ lâu về việc đó. Việc lý giải về sự thích nghi của loài khỉ trong tình huống hiện tại đã bị cắt đứt bởi những tiếng sủa từ xa vọng lại. Đàn chó sủa như một giàn đồng ca; có thể đoán có đến hơn chục con.
Nói chung tôi không thú vị gì lắm việc gặp gỡ với một đàn chó hoang trong rừng, bởi vậy tôi vội rảo bước về phía trước, hy vọng nhanh chóng tới được Trung tâm nghiên cứu khoa học. Trong lúc vội vàng tôi không chú ý gì đến cây cối xung quanh nữa, mặc dù đôi lúc lại gặp những cây rất lạ.
Chó sủa nghe mỗi lúc một to hơn. Rất tiếc là không thể xác định được nó xuất phát từ hướng nào, chỉ biết rằng tiếng sủa ngày càng tới gần.
Đàn chó hiện ra từ khu rừng, khi phía trước mặt tôi thấp thoáng một toà nhà thấp dài. Lũ chó đuổi kịp tôi một cách dễ dàng. Do biết thói quen của loài bốn chân này là sẵn sàng tấn công những sinh vật đang chạy nên tôi đứng khựng lại, nghe rõ tiếng tim đập thình thịch trong lồng ngực.
"Cái chết của nhà báo trẻ trong khu vườn sinh thái đặc biệt thuộc Trung tâm nghiên cứu của giáo sư Kennet Kvasmu rõ ràng là do tính cẩu thả của nhân viên ở đây vì họ cho rằng không thể có người lạ mặt xuất hiện ở khu vực sinh thái được ..." - Trong óc tôi lại vảng vất những câu phóng sự vô nghĩa.
(Còn nữa)
29 thg 11, 2007
Những câu hỏi cho Hồi ký
Những câu hỏi (Hồi ký- kỳ cuối)
Thế là hai tháng qua, Bạn đã cùng tôi lướt hết một số câu chuyện buồn có, vui có mà tôi đã cùng anh chị em ở Báo Khoa học và Đời sống đã trải qua trong gần 9 năm trời, tuy chưa phải và không thể là tất cả. Nhiều câu hỏi được đặt ra.
Hồi ký- có nên viết không?
Cũng như bao việc khác trên đời này, ở đây có hai quan điểm: một bảo Có, một bảo Không.
Người bảo “Không” thì cho rằng chuyện cũ bới lại làm chi; tốt nhất nên đào sâu chôn chặt; hãy để quá khứ ngủ yên.
Tôi theo trường phái “Có”. Hiện tại bao giờ cũng có mối gắn kết với quá khứ. Nếu cố tình quên quá khứ, có thể anh cũng thành công đấy nhưng sẽ phải trả giá đắt hơn nhiều.
Tôi theo trường phái “Có” nhưng không phản bác những người theo trường phái “Không”. Bởi mỗi người đều có cái lý của mình.
Cái lý của tôi là gì?
Tầm cỡ quốc gia, quốc tế, địa phương, ngành nghề… thì người ta viết sử. Tầm cỡ gia đình, dòng họ thì viết gia phả. Vậy cá nhân không viết hồi ký được sao?
Cuộc đời mỗi người là một pho sử dài, phong phú, không ai giống ai. Nếu viết hồi ký, chắc cũng chỉ có thể phản ánh được một giai đoạn nào đó mà thôi.
Cái chính là ta viết cái gì, viết như thế nào để hồi ký của ta là thứ “đọc được” thì dứt khoát nó sẽ có ích cho ai đó, không nhiều thì ít.
Hồi ký có ích cho ai?
Hồi ký nói chung có ích cho mình, cho gia đình, bạn bè mình, cho ngành, giới mình và cả xã hội nói chung nữa. Tùy vào mục đích của người viết mà lợi ích cho đối tượng nào được đặt lên đầu.
Với bản thân thì đó là những kỷ niệm, là tài sản tinh thần; ghi lại được thì không bị quên đi. Nếu quá khứ là tốt đẹp và vẻ vang, ta sẽ soi vào đó để sống tốt xứng đáng với nó. Nếu quá khứ là gian khổ và đau buồn, ta cũng sẽ soi vào đó mà tìm cách sống tốt hơn.
Với gia đình và bạn bè thì nhờ hồi ký mà họ biết được những gì mình đã làm, từng gặp phải; nhờ vậy hiểu hơn, thông cảm với mình hơn; con cháu sẽ học được nhiều bài học từ hồi ký của mình nếu chúng ham học.
Với xã hội, nếu ai quan tâm sẽ nhìn nhận được nhiều kinh nghiệm, thậm chí có thể có nhiều ý tưởng mới khi đọc hồi ký của người khác. Trong cuộc sống, kinh nghiệm là thứ không bao giờ thừa.
Và nếu có nhiều người viết hồi ký thì biết đâu đấy, giới văn nghệ sĩ lại có thể tham khảo từ đó chất liệu thật để cho những sáng tác của họ, cho các tác phẩm văn học, điện ảnh, sân khấu… gần với đời thường hơn?
Vì sao tôi viết hồi ký “sớm” thế?
Là bởi viết lúc này, với tôi mọi cảm xúc còn tươi mới, trí nhớ và mọi tư liệu còn lưu giữ được khá tốt. Để lâu tôi e rằng mình sẽ ngại ngần cùng với tuổi tác và thời gian, lại quên đi nhiều việc, quên đi nhiều tên người hay là kể sai về họ thì không hay chút nào. Lâu quá, bạn bè đồng nghiệp cũng khó có khả năng giúp mình chỉnh lý những chỗ chưa chuẩn xác, nếu có. Hơn nữa, gọi là “sớm” nhưng cho đến khi đưa hồi ký này lên blog, tôi cũng đã có 2 năm rồi để nhìn lại mọi việc một cách khách quan hơn, bớt cảm tính hơn.
Sao tôi lại chọn blog làm nơi đăng tải hồi ký của mình?
Chọn blog bởi nó chính là “tờ báo” của riêng tôi. Trong “tờ báo riêng” ấy, tôi vừa là Tác giả, vừa là Phóng viên, vừa là Biên tập viên, là Thư ký tòa soạn và cũng là Người chịu trách nhiệm và toàn quyền cho đăng các entry (bài viết) mình viết ra hoặc mình thấy hay, muốn phổ biến cho người khác cùng đọc mà không phải phiền đến ai.
Nhiều chuyện sao phải kể chi tiết đến vậy?
Một số chuyện tôi kể khá chi tiết là vì các chi tiết mới làm nên câu chuyện. Và cũng để bạn đọc thấy rằng: làm Tổng biên tập cũng phải tham gia rất nhiều việc bếp núc của người làm báo. Đó có thể là mặt yếu của tôi (nhiều người lãnh đạo, họ chỉ làm những việc lớn, trọng đại; ấy là họ giỏi, giỏi hơn tôi nhiều), nhưng cũng là mặt mạnh của tôi, bởi khi cùng mọi người lo những việc như thế, tôi tự thấy đỡ quan liêu đi, tôi gần gũi mọi người hơn.
Viết có mất nhiều thời gian không?
Có. Bởi tôi là người cầu toàn. Mọi câu chữ mình viết ra mà đưa trình làng là có người khác đọc; vậy thì mình phải có trách nhiệm sao cho những câu chữ ấy phải là công cụ tốt nhất chuyển tải nội dung, ý tứ mình muốn thể hiện; cho nên tôi phải đắn đo cân nhắc rất nhiều rồi mới post.
Viết ra những điều về bản thân mình có sợ bị cho là tự phụ không?
Không. Bởi nếu tôi là người tự phụ thì tôi đã thất bại ngay từ những ngày đầu làm TBT rồi. Nhưng với những gì mình làm được tốt thì cũng nên tự hào, không nên khiêm tốn quá (mà nhiều khi lại hóa tự kiêu!).
Nhiều việc liên quan đến nhiều người, có sợ bị “đụng chạm” không?
Cũng không. Vì trong sự viết của tôi, như mọi người thấy, thì tôi đã rất rõ ràng và công bằng đấy chứ:
- Tự tôi, tôi đã nhận rõ những khi mình sai cũng như khi mình đúng;
- Với các vị cấp trên, với những bạn bè, đồng nghiệp, kể cả những người chưa quen, đã giúp đỡ, cộng tác với mình thì đây là lúc mình bày tỏ lòng biết ơn;
- Với những người lúc thì gây khó, lúc lại giúp đỡ nhiệt tình, tôi cũng không vơ đũa cả nắm.
Còn sự thật không như ý cũng không nên giữ kín quá. Nói ra được biết đâu tôi với họ lại hiểu nhau hơn, và có thể cũng sẽ là kinh nghiệm cho ai đó cần đến chăng.
Nhưng, dù đã cân nhắc, rà soát, biên tập rất kỹ lưỡng, rất có thể vẫn còn có chỗ chưa ổn? Nếu có chi tiết nào chưa chính xác hay người trong cuộc còn thấy chưa vừa lòng thì tôi xin được hết sức thông cảm- đó chỉ có thể là do sự suy nghĩ của tôi chưa tới nơi tới chốn, còn trong thâm tâm tôi không có ý làm tổn thương ai.
Và cuối cùng, xin cám ơn tất cả các bạn đã đọc hồi ký này của tôi, đã có nhận xét, góp ý, động viên.
Cám ơn mọi người đã và sẽ còn ghé xem LươngThiên’s blog.
---------------------------------------------
PS:
Khi post những kỳ cuối của hồi ký này lên blog thì DP đã vừa quyết định chuyển đi nơi khác sau 2 năm làm TBT Báo KH&ĐS với quá nhiều đổi thay và xáo trộn của cả tờ Báo lẫn Tòa soạn.
Không vui.
Với những ai từng là Cựu KH&ĐS, từng coi KH&ĐS là mái ấm mà phải rời khỏi Báo trong 2 năm qua, tôi xin chúc nơi mới đến cũng sẽ là mái ấm mới của các bạn sau KH&ĐS.
Với TBT mới và với anh chị em trong Tòa soạn hiện tại, tôi vẫn muốn được hy vọng rằng tương lai của Báo KH&ĐS sẽ mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
Thế là hai tháng qua, Bạn đã cùng tôi lướt hết một số câu chuyện buồn có, vui có mà tôi đã cùng anh chị em ở Báo Khoa học và Đời sống đã trải qua trong gần 9 năm trời, tuy chưa phải và không thể là tất cả. Nhiều câu hỏi được đặt ra.
Hồi ký- có nên viết không?
Cũng như bao việc khác trên đời này, ở đây có hai quan điểm: một bảo Có, một bảo Không.
Người bảo “Không” thì cho rằng chuyện cũ bới lại làm chi; tốt nhất nên đào sâu chôn chặt; hãy để quá khứ ngủ yên.
Tôi theo trường phái “Có”. Hiện tại bao giờ cũng có mối gắn kết với quá khứ. Nếu cố tình quên quá khứ, có thể anh cũng thành công đấy nhưng sẽ phải trả giá đắt hơn nhiều.
Tôi theo trường phái “Có” nhưng không phản bác những người theo trường phái “Không”. Bởi mỗi người đều có cái lý của mình.
Cái lý của tôi là gì?
Tầm cỡ quốc gia, quốc tế, địa phương, ngành nghề… thì người ta viết sử. Tầm cỡ gia đình, dòng họ thì viết gia phả. Vậy cá nhân không viết hồi ký được sao?
Cuộc đời mỗi người là một pho sử dài, phong phú, không ai giống ai. Nếu viết hồi ký, chắc cũng chỉ có thể phản ánh được một giai đoạn nào đó mà thôi.
Cái chính là ta viết cái gì, viết như thế nào để hồi ký của ta là thứ “đọc được” thì dứt khoát nó sẽ có ích cho ai đó, không nhiều thì ít.
Hồi ký có ích cho ai?
Hồi ký nói chung có ích cho mình, cho gia đình, bạn bè mình, cho ngành, giới mình và cả xã hội nói chung nữa. Tùy vào mục đích của người viết mà lợi ích cho đối tượng nào được đặt lên đầu.
Với bản thân thì đó là những kỷ niệm, là tài sản tinh thần; ghi lại được thì không bị quên đi. Nếu quá khứ là tốt đẹp và vẻ vang, ta sẽ soi vào đó để sống tốt xứng đáng với nó. Nếu quá khứ là gian khổ và đau buồn, ta cũng sẽ soi vào đó mà tìm cách sống tốt hơn.
Với gia đình và bạn bè thì nhờ hồi ký mà họ biết được những gì mình đã làm, từng gặp phải; nhờ vậy hiểu hơn, thông cảm với mình hơn; con cháu sẽ học được nhiều bài học từ hồi ký của mình nếu chúng ham học.
Với xã hội, nếu ai quan tâm sẽ nhìn nhận được nhiều kinh nghiệm, thậm chí có thể có nhiều ý tưởng mới khi đọc hồi ký của người khác. Trong cuộc sống, kinh nghiệm là thứ không bao giờ thừa.
Và nếu có nhiều người viết hồi ký thì biết đâu đấy, giới văn nghệ sĩ lại có thể tham khảo từ đó chất liệu thật để cho những sáng tác của họ, cho các tác phẩm văn học, điện ảnh, sân khấu… gần với đời thường hơn?
Vì sao tôi viết hồi ký “sớm” thế?
Là bởi viết lúc này, với tôi mọi cảm xúc còn tươi mới, trí nhớ và mọi tư liệu còn lưu giữ được khá tốt. Để lâu tôi e rằng mình sẽ ngại ngần cùng với tuổi tác và thời gian, lại quên đi nhiều việc, quên đi nhiều tên người hay là kể sai về họ thì không hay chút nào. Lâu quá, bạn bè đồng nghiệp cũng khó có khả năng giúp mình chỉnh lý những chỗ chưa chuẩn xác, nếu có. Hơn nữa, gọi là “sớm” nhưng cho đến khi đưa hồi ký này lên blog, tôi cũng đã có 2 năm rồi để nhìn lại mọi việc một cách khách quan hơn, bớt cảm tính hơn.
Sao tôi lại chọn blog làm nơi đăng tải hồi ký của mình?
Chọn blog bởi nó chính là “tờ báo” của riêng tôi. Trong “tờ báo riêng” ấy, tôi vừa là Tác giả, vừa là Phóng viên, vừa là Biên tập viên, là Thư ký tòa soạn và cũng là Người chịu trách nhiệm và toàn quyền cho đăng các entry (bài viết) mình viết ra hoặc mình thấy hay, muốn phổ biến cho người khác cùng đọc mà không phải phiền đến ai.
Nhiều chuyện sao phải kể chi tiết đến vậy?
Một số chuyện tôi kể khá chi tiết là vì các chi tiết mới làm nên câu chuyện. Và cũng để bạn đọc thấy rằng: làm Tổng biên tập cũng phải tham gia rất nhiều việc bếp núc của người làm báo. Đó có thể là mặt yếu của tôi (nhiều người lãnh đạo, họ chỉ làm những việc lớn, trọng đại; ấy là họ giỏi, giỏi hơn tôi nhiều), nhưng cũng là mặt mạnh của tôi, bởi khi cùng mọi người lo những việc như thế, tôi tự thấy đỡ quan liêu đi, tôi gần gũi mọi người hơn.
Viết có mất nhiều thời gian không?
Có. Bởi tôi là người cầu toàn. Mọi câu chữ mình viết ra mà đưa trình làng là có người khác đọc; vậy thì mình phải có trách nhiệm sao cho những câu chữ ấy phải là công cụ tốt nhất chuyển tải nội dung, ý tứ mình muốn thể hiện; cho nên tôi phải đắn đo cân nhắc rất nhiều rồi mới post.
Viết ra những điều về bản thân mình có sợ bị cho là tự phụ không?
Không. Bởi nếu tôi là người tự phụ thì tôi đã thất bại ngay từ những ngày đầu làm TBT rồi. Nhưng với những gì mình làm được tốt thì cũng nên tự hào, không nên khiêm tốn quá (mà nhiều khi lại hóa tự kiêu!).
Nhiều việc liên quan đến nhiều người, có sợ bị “đụng chạm” không?
Cũng không. Vì trong sự viết của tôi, như mọi người thấy, thì tôi đã rất rõ ràng và công bằng đấy chứ:
- Tự tôi, tôi đã nhận rõ những khi mình sai cũng như khi mình đúng;
- Với các vị cấp trên, với những bạn bè, đồng nghiệp, kể cả những người chưa quen, đã giúp đỡ, cộng tác với mình thì đây là lúc mình bày tỏ lòng biết ơn;
- Với những người lúc thì gây khó, lúc lại giúp đỡ nhiệt tình, tôi cũng không vơ đũa cả nắm.
Còn sự thật không như ý cũng không nên giữ kín quá. Nói ra được biết đâu tôi với họ lại hiểu nhau hơn, và có thể cũng sẽ là kinh nghiệm cho ai đó cần đến chăng.
Nhưng, dù đã cân nhắc, rà soát, biên tập rất kỹ lưỡng, rất có thể vẫn còn có chỗ chưa ổn? Nếu có chi tiết nào chưa chính xác hay người trong cuộc còn thấy chưa vừa lòng thì tôi xin được hết sức thông cảm- đó chỉ có thể là do sự suy nghĩ của tôi chưa tới nơi tới chốn, còn trong thâm tâm tôi không có ý làm tổn thương ai.
Và cuối cùng, xin cám ơn tất cả các bạn đã đọc hồi ký này của tôi, đã có nhận xét, góp ý, động viên.
Cám ơn mọi người đã và sẽ còn ghé xem LươngThiên’s blog.
---------------------------------------------
PS:
Khi post những kỳ cuối của hồi ký này lên blog thì DP đã vừa quyết định chuyển đi nơi khác sau 2 năm làm TBT Báo KH&ĐS với quá nhiều đổi thay và xáo trộn của cả tờ Báo lẫn Tòa soạn.
Không vui.
Với những ai từng là Cựu KH&ĐS, từng coi KH&ĐS là mái ấm mà phải rời khỏi Báo trong 2 năm qua, tôi xin chúc nơi mới đến cũng sẽ là mái ấm mới của các bạn sau KH&ĐS.
Với TBT mới và với anh chị em trong Tòa soạn hiện tại, tôi vẫn muốn được hy vọng rằng tương lai của Báo KH&ĐS sẽ mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
27 thg 11, 2007
Với người kế nhiệm (Hồi ký- Kỳ 25)
Bàn giao (Hồi ký- kỳ 25)
Liên hiệp hội không nói gì với tôi về việc đã chọn tổng biên tập mới. Tôi cũng chẳng hỏi làm gì; thông tin thì mình cũng đã nắm rồi.
Tôi chuẩn bị một biên bản bàn giao trách nhiệm tổng biên tập thật “hoành tráng”, tới gần 8 trang để bàn giao mọi việc cho TBT mới.
Hết tháng 8, tôi đã từ Thụy Điển trở về mà nhân vật mới vẫn không xuất hiện, mặc dù tôi biết DP đã tiếp xúc với một số phóng viên của tôi.
Chiều Thứ Sáu, 9/9, LHH mới tổ chức buổi giới thiệu người kế nhiệm với tôi do sếp Tăng chủ trì. Xong phần thủ tục, tôi rủ Duy Phương về Tòa soạn trao đổi công việc luôn. Thì ra DP học đại học cùng trường BGU với tôi ở Minsk, sau tôi 15 năm. Cao lớn, ăn nói rất khéo léo, cư xử nhũn nhặn, lại thêm “điểm” đồng trường làm tôi có thiện cảm.
Tôi quyết định sẽ cố gắng bàn giao thật kỹ để Duy Phương nắm được công việc ở Báo một cách đầy đủ và rõ ràng nhất. Tôi biết: cho dù ở bên Lao Động DP đã chỉ huy Ban Thư ký Tòa soạn là một ban lớn, lại làm báo ngày thì việc lo nội dung và hình thức tờ Báo sẽ không mấy khó khăn; nhưng bây giờ phải đứng đầu một đơn vị độc lập, vừa phải lo mọi đường đi nước bước của tờ báo, vừa phải lo cơm áo gạo tiền cho gần bốn chục con người hoàn toàn không đơn giản.
Suốt từ ngày 12/9 đến tận ngày 30/9, chúng tôi trao đổi với nhau rất nhiều, cùng nhau họp với các ban, giải quyết những vấn đề bức xúc nhất vì lúc này đã gần sang quý IV, là thời gian bận rộn của Tòa soạn. Chúng tôi cũng cùng nhau đi TP HCM để bàn giao Cơ quan Thường trú… Trong khi đó, tôi vẫn điều hành công việc hằng ngày như bình thường, không một chút lơ là. Đôi khi tôi cũng tự ngạc nhiên với chính mình: tại sao tôi lại giữ được như thế, cứ như thể không phải là tôi sắp từ giã mãi mãi cái công việc mà lâu nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của tôi! Nhưng cũng dễ hiểu, bởi là do tự con người tôi nó vậy, làm gì cũng phải trách nhiệm cho đến tận cùng, có thế tôi mới cảm thấy yên lòng được.
Buổi bàn giao chính thức về công việc diễn ra chiều ngày 28/9 với sự có mặt của ba vị đại diện LHH và toàn bộ đội hình quản lý của KH&ĐS. Bàn giao hiếu hỉ thì vào chiều 30/9, toàn thể anh chị em trong Tòa soạn cùng dự. Tại buổi đó, sếp Tăng chính thức thông báo là Đoàn chủ tịch LHH đã quyết định tặng tôi Bằng khen của LHH, Huy chương Vì sự nghiệp LHH và đề nghị với Nhà nước tặng thưởng tôi Huân chương Lao động hạng Ba. Dù sao thì thông tin ấy cũng có tác dụng động viên tâm lý với cả người cũ lẫn người mới, rằng đến lúc này thấy được LHH đã ghi nhận các đóng góp của tôi cho Báo KH&ĐS, cũng chính là cho LHH. Còn Huân chương thì cho tới khi ngồi viết những dòng này, tôi chẳng thấy bóng dáng ở đâu. Tôi không hề oán trách gì LHH về vụ này cả. Hơn ai hết, tôi hiểu quá rõ là xin tặng Huân chương không đơn giản chút nào.
Có một việc bất ngờ xảy ra. Ngày 29/9, sau buổi họp BTC cuộc thi Nước dành cho học sinh mà tôi làm Trưởng ban từ năm 2003 đến nay, kết hợp bàn giao chức vụ Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi cho TBT mới, mọi người trong Ban tổ chức đều đề nghị tôi nên tiếp tục tham gia thì DP chính thức đặt vấn đề nhờ tôi lo giúp cho mảng thi nước lần thứ ba này. Từ chối không được, tôi đành nhận lời với điều kiện không nhận khâu điều hành. Thế là cho dù sẽ chia tay chính thức vào vài ba ngày tới, tôi cũng vẫn còn một ít trách nhiệm với Báo tới tháng 6 năm sau nữa.
Chia tay
Rồi ngày chia tay cũng đến. Thực ra đã có một buổi chia tay trước đó với Ban Thường trú ở TP HCM. Anh chị em trong đó cũng thực sự yêu quý tôi. Mấy bạn gái dắt tôi đi thử áo ở mấy hàng thời trang, chọn cái áo thật ưng ý, bắt nhà hàng sửa sang cho vừa người tôi mới chịu. Một bữa cơm chia tay có cả chị Việt Nga, anh Ngọc Xuân và Thúy Liên là những người đã nghỉ hưu rồi nhưng khá thân thiết với tôi. Tôi chỉ ở trong đó được hai ngày thôi nhưng cách họ đối xử với tôi làm tôi cảm động và vui, không nghĩ ngợi gì tới việc sẽ không còn được làm việc cùng họ nữa.
Còn ở Hà Nội, chúng tôi đã ấn định sẽ liên hoan vào chiều Thứ Sáu, 30/9, cũng là ngày Báo KH&ĐS tròn 46 tuổi, còn tôi tròn 32 năm làm ở Báo KH&ĐS kể từ sau khi tốt nghiệp đại học.
Anh chị em ở Báo chuẩn bị cho buổi chia tay người cũ và đón người mới này rất công phu. Mọi người nói nhiều lời có cánh, tặng tôi nhiều hoa, quà lưu niệm … Họ muốn làm tôi vui lòng. Tôi cũng sẵn lòng đón nhận tình cảm chân thành ấy của họ vì tôi cũng rất yêu quý họ, từng chăm lo cho họ hết mình và nhận được sự ủng hộ của họ, cho dù chừng ấy năm làm việc hằng ngày bên nhau đương nhiên cũng có lúc thế này thế khác. Con người Việt Nam ta hay ở chỗ khi chia tay là mọi người sẵn sàng bỏ qua cho nhau mọi điều từng không như ý.
Tôi thực sự thoải mái vì trong nhiệm kỳ của mình đã ghi lại được khá nhiều dấu ấn cho tờ Báo, cho Tòa soạn. Thời gian 6 năm cuối nhiệm kỳ của tôi, tình hình của chúng tôi có thể khái quát trong mấy chữ: ỔN ĐỊNH, PHÁT TRIỂN. Phát triển vì tờ Báo có nhiều bước tiến vượt bậc như đã nói ở Chương 7 của Hồi ký này. Ổn định vì suốt thời gian đó nội bộ Tòa soạn không hề có bè phái, không kiện cáo, chỉ tập trung cùng nhau lo làm việc. Tuy chưa có thu nhập cao như nhiều đơn vị khác, thậm chí có lúc bị lâm vào thế khó khăn, nhưng thu nhập của anh chị em trong những năm cuối đã cao hơn hẳn so với năm 1997; và mỗi khi Tết đến, “nồi bánh chưng và mâm cỗ” của mọi người đều khá đầy đặn; đa phần anh chị em đều yên tâm và coi Báo là ngôi nhà thứ hai của mình. Đơn giản thế thôi nhưng tất cả chúng tôi đã phải cố gắng thật nhiều, phải phấn đấu thật nhiều.
Rồi mọi người ở cái tập thể nhỏ bé này sẽ phải tiếp tục đương đầu với nhiều thách thức mới mà tất cả (kể cả tôi- người từ nay trở thành quá khứ của họ) đều hi vọng rằng tương lai của Báo KH&ĐS sẽ tốt hơn, đẹp hơn.
Và đối với tôi, những trang mới của cuộc đời cũng sẽ bắt đầu: điều gì đang ở phía trước, sẽ buồn nhiều hơn hay vui nhiều hơn? Chỉ biết rằng, cho dù con đường không phải lúc nào cũng đầy thuận lợi và may mắn, nhưng tôi thực sự đã Lớn lên cùng năm tháng.
(Kỳ sau: Những câu hỏi cho Hồi ký)
Liên hiệp hội không nói gì với tôi về việc đã chọn tổng biên tập mới. Tôi cũng chẳng hỏi làm gì; thông tin thì mình cũng đã nắm rồi.
Tôi chuẩn bị một biên bản bàn giao trách nhiệm tổng biên tập thật “hoành tráng”, tới gần 8 trang để bàn giao mọi việc cho TBT mới.
Hết tháng 8, tôi đã từ Thụy Điển trở về mà nhân vật mới vẫn không xuất hiện, mặc dù tôi biết DP đã tiếp xúc với một số phóng viên của tôi.
Chiều Thứ Sáu, 9/9, LHH mới tổ chức buổi giới thiệu người kế nhiệm với tôi do sếp Tăng chủ trì. Xong phần thủ tục, tôi rủ Duy Phương về Tòa soạn trao đổi công việc luôn. Thì ra DP học đại học cùng trường BGU với tôi ở Minsk, sau tôi 15 năm. Cao lớn, ăn nói rất khéo léo, cư xử nhũn nhặn, lại thêm “điểm” đồng trường làm tôi có thiện cảm.
Tôi quyết định sẽ cố gắng bàn giao thật kỹ để Duy Phương nắm được công việc ở Báo một cách đầy đủ và rõ ràng nhất. Tôi biết: cho dù ở bên Lao Động DP đã chỉ huy Ban Thư ký Tòa soạn là một ban lớn, lại làm báo ngày thì việc lo nội dung và hình thức tờ Báo sẽ không mấy khó khăn; nhưng bây giờ phải đứng đầu một đơn vị độc lập, vừa phải lo mọi đường đi nước bước của tờ báo, vừa phải lo cơm áo gạo tiền cho gần bốn chục con người hoàn toàn không đơn giản.
Suốt từ ngày 12/9 đến tận ngày 30/9, chúng tôi trao đổi với nhau rất nhiều, cùng nhau họp với các ban, giải quyết những vấn đề bức xúc nhất vì lúc này đã gần sang quý IV, là thời gian bận rộn của Tòa soạn. Chúng tôi cũng cùng nhau đi TP HCM để bàn giao Cơ quan Thường trú… Trong khi đó, tôi vẫn điều hành công việc hằng ngày như bình thường, không một chút lơ là. Đôi khi tôi cũng tự ngạc nhiên với chính mình: tại sao tôi lại giữ được như thế, cứ như thể không phải là tôi sắp từ giã mãi mãi cái công việc mà lâu nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của tôi! Nhưng cũng dễ hiểu, bởi là do tự con người tôi nó vậy, làm gì cũng phải trách nhiệm cho đến tận cùng, có thế tôi mới cảm thấy yên lòng được.
Buổi bàn giao chính thức về công việc diễn ra chiều ngày 28/9 với sự có mặt của ba vị đại diện LHH và toàn bộ đội hình quản lý của KH&ĐS. Bàn giao hiếu hỉ thì vào chiều 30/9, toàn thể anh chị em trong Tòa soạn cùng dự. Tại buổi đó, sếp Tăng chính thức thông báo là Đoàn chủ tịch LHH đã quyết định tặng tôi Bằng khen của LHH, Huy chương Vì sự nghiệp LHH và đề nghị với Nhà nước tặng thưởng tôi Huân chương Lao động hạng Ba. Dù sao thì thông tin ấy cũng có tác dụng động viên tâm lý với cả người cũ lẫn người mới, rằng đến lúc này thấy được LHH đã ghi nhận các đóng góp của tôi cho Báo KH&ĐS, cũng chính là cho LHH. Còn Huân chương thì cho tới khi ngồi viết những dòng này, tôi chẳng thấy bóng dáng ở đâu. Tôi không hề oán trách gì LHH về vụ này cả. Hơn ai hết, tôi hiểu quá rõ là xin tặng Huân chương không đơn giản chút nào.
Có một việc bất ngờ xảy ra. Ngày 29/9, sau buổi họp BTC cuộc thi Nước dành cho học sinh mà tôi làm Trưởng ban từ năm 2003 đến nay, kết hợp bàn giao chức vụ Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi cho TBT mới, mọi người trong Ban tổ chức đều đề nghị tôi nên tiếp tục tham gia thì DP chính thức đặt vấn đề nhờ tôi lo giúp cho mảng thi nước lần thứ ba này. Từ chối không được, tôi đành nhận lời với điều kiện không nhận khâu điều hành. Thế là cho dù sẽ chia tay chính thức vào vài ba ngày tới, tôi cũng vẫn còn một ít trách nhiệm với Báo tới tháng 6 năm sau nữa.
Chia tay
Rồi ngày chia tay cũng đến. Thực ra đã có một buổi chia tay trước đó với Ban Thường trú ở TP HCM. Anh chị em trong đó cũng thực sự yêu quý tôi. Mấy bạn gái dắt tôi đi thử áo ở mấy hàng thời trang, chọn cái áo thật ưng ý, bắt nhà hàng sửa sang cho vừa người tôi mới chịu. Một bữa cơm chia tay có cả chị Việt Nga, anh Ngọc Xuân và Thúy Liên là những người đã nghỉ hưu rồi nhưng khá thân thiết với tôi. Tôi chỉ ở trong đó được hai ngày thôi nhưng cách họ đối xử với tôi làm tôi cảm động và vui, không nghĩ ngợi gì tới việc sẽ không còn được làm việc cùng họ nữa.
Còn ở Hà Nội, chúng tôi đã ấn định sẽ liên hoan vào chiều Thứ Sáu, 30/9, cũng là ngày Báo KH&ĐS tròn 46 tuổi, còn tôi tròn 32 năm làm ở Báo KH&ĐS kể từ sau khi tốt nghiệp đại học.
Anh chị em ở Báo chuẩn bị cho buổi chia tay người cũ và đón người mới này rất công phu. Mọi người nói nhiều lời có cánh, tặng tôi nhiều hoa, quà lưu niệm … Họ muốn làm tôi vui lòng. Tôi cũng sẵn lòng đón nhận tình cảm chân thành ấy của họ vì tôi cũng rất yêu quý họ, từng chăm lo cho họ hết mình và nhận được sự ủng hộ của họ, cho dù chừng ấy năm làm việc hằng ngày bên nhau đương nhiên cũng có lúc thế này thế khác. Con người Việt Nam ta hay ở chỗ khi chia tay là mọi người sẵn sàng bỏ qua cho nhau mọi điều từng không như ý.
Tôi thực sự thoải mái vì trong nhiệm kỳ của mình đã ghi lại được khá nhiều dấu ấn cho tờ Báo, cho Tòa soạn. Thời gian 6 năm cuối nhiệm kỳ của tôi, tình hình của chúng tôi có thể khái quát trong mấy chữ: ỔN ĐỊNH, PHÁT TRIỂN. Phát triển vì tờ Báo có nhiều bước tiến vượt bậc như đã nói ở Chương 7 của Hồi ký này. Ổn định vì suốt thời gian đó nội bộ Tòa soạn không hề có bè phái, không kiện cáo, chỉ tập trung cùng nhau lo làm việc. Tuy chưa có thu nhập cao như nhiều đơn vị khác, thậm chí có lúc bị lâm vào thế khó khăn, nhưng thu nhập của anh chị em trong những năm cuối đã cao hơn hẳn so với năm 1997; và mỗi khi Tết đến, “nồi bánh chưng và mâm cỗ” của mọi người đều khá đầy đặn; đa phần anh chị em đều yên tâm và coi Báo là ngôi nhà thứ hai của mình. Đơn giản thế thôi nhưng tất cả chúng tôi đã phải cố gắng thật nhiều, phải phấn đấu thật nhiều.
Rồi mọi người ở cái tập thể nhỏ bé này sẽ phải tiếp tục đương đầu với nhiều thách thức mới mà tất cả (kể cả tôi- người từ nay trở thành quá khứ của họ) đều hi vọng rằng tương lai của Báo KH&ĐS sẽ tốt hơn, đẹp hơn.
Và đối với tôi, những trang mới của cuộc đời cũng sẽ bắt đầu: điều gì đang ở phía trước, sẽ buồn nhiều hơn hay vui nhiều hơn? Chỉ biết rằng, cho dù con đường không phải lúc nào cũng đầy thuận lợi và may mắn, nhưng tôi thực sự đã Lớn lên cùng năm tháng.
(Kỳ sau: Những câu hỏi cho Hồi ký)
26 thg 11, 2007
Nói chuyện thẳng thắn (Hồi ký- Kỳ 24)
Thêm một cuộc nói chuyện thẳng thắn (Hồi ký- Kỳ 24)
Sếp Tăng nêu mấy vấn đề liên quan đến Báo KH&ĐS và đến tôi:
1- LHH có chủ trương trong tương lai sẽ chuyển Báo KH&ĐS trở thành doanh nghiệp phi lợi nhuận.
2- Cần tạo ra một cái nếp ở LHH là ai đến tuổi nghỉ hưu thì cứ thông báo cho đúng hạn. Với tôi, tháng 6 sẽ thông báo, tháng 10 nghỉ chế độ 3 tháng, “nhưng nếu người mới chưa về kịp thì chị cứ điều hành tiếp hộ”.
3- Đích thân ông đang tìm tổng biên tập mới cho Báo KH&ĐS, hiện có vài ba người rồi nhưng họ phải viết đề án hoạt động của tờ báo, LHH sẽ xem xét các đề án đó để quyết định nhận ai. Ông đề nghị tôi viết một đề án, tuy “không viết thì cũng chẳng sao”(!), nhưng đề án của tôi là để giúp ông điều hành công tác báo, vì tôi đã có kinh nghiệm.
4- Về Phó tổng biên tập cho Báo KH&ĐS thì có lẽ TBT mới sẽ tìm nhưng Chi uỷ của Báo cứ giới thiệu, hoặc người trong Báo, hoặc người ngoài cũng được.
Sau khi nghe ông nói hết, tôi nêu ý kiến của mình đối với từng vấn đề trên, rất rõ ràng và rất thẳng thắn:
- Về chủ trương chuyển Báo thành doanh nghiệp, tôi thấy đó là tầm nhìn chiến lược, tôi hoan nghênh và ủng hộ nếu như LHH tìm được người thực hiện được chiến lược đó (tôi nhấn mạnh yếu tố người thực hiện, vì việc một tờ báo khoa học phải là doanh nghiệp là rất khó và chưa nên, như trong entry "Doanh nghiệp hay là gì?" tôi đã phân tích rồi)
- Về việc tháng 6 LHH sẽ thông báo tôi nghỉ hưu và nghỉ chế độ từ tháng 10 là điều tốt cho tôi. Nhưng tôi sẽ nghỉ theo đúng thông báo v/v tôi nghỉ hưu của LHH, dù có người mới thay thế hay không. Nếu LHH đã thông báo tôi nghỉ mà tôi còn điều hành thì tôi sẽ bị chơi vơi và Tòa Báo cũng bị chơi vơi, tôi không thể điều hành như thế được.
- Về đề án, tôi sẽ không viết vì tôi không phải là người làm thì dễ viết hay mà không khả thi.
- Về phó tổng biên tập, với khối lượng công việc và số ấn phẩm như hiện nay thì Báo nên có từ 2 đến 3 phó TBT.
Thời gian này đang chuẩn bị đại hội Đảng các cấp để tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 sẽ tổ chức vào năm sau. Theo quy định của Đảng ủy LHH, các chi bộ phải tổ chức đại hội nhiệm kỳ trong tháng 6/2005.Tôi thu xếp đại hội chi bộ Báo KH&ĐS vào ngày 1/7 để chờ xem trong tháng 6 LHH có thông báo tôi nghỉ hưu và nghỉ chế độ đúng như ông Tăng nói không; nhưng tháng 6 không thấy thông báo nên Đại hội Chi bộ Báo kết hợp họp thường kỳ vẫn phải tiến hành ngày 1/7, nếu không sẽ quá muộn so với yêu cầu.
Thứ Ba, ngày 5/7 tôi đi công tác TP HCM. Ngày 7/7, đang ở Bà Rịa thì chị Thành gọi ĐT nói nhận được thông báo tôi nghỉ hưu từ tháng 10, không có việc nghỉ chế độ 3 tháng; thông báo đề ngày 5/7. Nhờ có thông tin ấy, tôi khẳng định được với Ban thường trú ở TP HCM về việc mình sẽ nghỉ hưu từ tháng 10 và sắp xếp công việc trong đó theo chiều hướng ấy.
Trở về Hà Nội, tôi mời họp chi bộ và họp giao ban thông báo tình hình mới. Cũng như ở TP HCM, tôi nói với mọi người rằng mỗi người hãy cứ làm tốt công việc của mình, tôi sẽ cùng đi với họ như bình thường cho đến tận cuối tháng 9 chứ tôi không rã đám đâu. Không ai phản ứng gì, nhưng tôi biết trong lòng mỗi người đều có tâm tư riêng về việc này.
Những việc còn phải làm trong 2,5 tháng còn lại
Chỉ còn 2,5 tháng nhưng có biết bao nhiêu việc phải hoàn thành. Ngoài việc các ấn phẩm phải ra đều đều, lại cố gắng không giảm chất lượng, tôi còn phải lo cho chuyến đi Thụy Điển tham dự Tuần lễ Nước quốc tế cùng với em Nguyễn Thị Thu Trang- người đoạt giải Nhất Cuộc thi “Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước” lần thứ hai ở Việt Nam dành cho học sinh phổ thông trung học do Báo KH&ĐS chủ trì tổ chức phối hợp với một vài đơn vị khác. Phải lo cho mọi người một chuyến đi nước ngoài nữa, đi Singapore như đã kể. Lại còn lo bàn giao nữa chứ: làm biên bản bàn giao, sắp xếp lại công việc theo từng khối để bàn giao được nhanh chóng, và còn lo khuân sách vở, tài liệu của cá nhân tôi về nhà dần dần… Lẽ ra tôi cũng nên đi Sin vì sẽ không còn dịp nào được đi cùng mọi người; nhưng lượng công việc và lượng sức khỏe, tôi thấy tốt nhất là nên ở nhà.
Tôi cũng rất quan tâm người kế nhiệm mình là ai. Ngay từ đầu tháng 7, một người bạn cho tôi biết: Liên hiệp Hội đã chọn Trần Duy Phương, Trưởng Ban Thư ký tòa soạn của Báo Lao Động. Tìm hiểu thêm, tôi được biết một vài thông tin về người này: làm báo đã hơn chục năm, mới 40 tuổi, là người giỏi chuyên môn nghiệp vụ... Tất nhiên, mọi thông tin chỉ là để biết, còn thực tế sẽ trả lời; và sự phù hợp mới là điều quan trọng. Nhưng, việc đó giờ không còn thuộc trách nhiệm của tôi nữa rồi. Nếu tốt thì tôi được mừng, không tốt thì tôi chỉ sẽ buồn mà chẳng giúp được gì nữa…
(Kỳ sau: Với người kế nhiệm)
Sếp Tăng nêu mấy vấn đề liên quan đến Báo KH&ĐS và đến tôi:
1- LHH có chủ trương trong tương lai sẽ chuyển Báo KH&ĐS trở thành doanh nghiệp phi lợi nhuận.
2- Cần tạo ra một cái nếp ở LHH là ai đến tuổi nghỉ hưu thì cứ thông báo cho đúng hạn. Với tôi, tháng 6 sẽ thông báo, tháng 10 nghỉ chế độ 3 tháng, “nhưng nếu người mới chưa về kịp thì chị cứ điều hành tiếp hộ”.
3- Đích thân ông đang tìm tổng biên tập mới cho Báo KH&ĐS, hiện có vài ba người rồi nhưng họ phải viết đề án hoạt động của tờ báo, LHH sẽ xem xét các đề án đó để quyết định nhận ai. Ông đề nghị tôi viết một đề án, tuy “không viết thì cũng chẳng sao”(!), nhưng đề án của tôi là để giúp ông điều hành công tác báo, vì tôi đã có kinh nghiệm.
4- Về Phó tổng biên tập cho Báo KH&ĐS thì có lẽ TBT mới sẽ tìm nhưng Chi uỷ của Báo cứ giới thiệu, hoặc người trong Báo, hoặc người ngoài cũng được.
Sau khi nghe ông nói hết, tôi nêu ý kiến của mình đối với từng vấn đề trên, rất rõ ràng và rất thẳng thắn:
- Về chủ trương chuyển Báo thành doanh nghiệp, tôi thấy đó là tầm nhìn chiến lược, tôi hoan nghênh và ủng hộ nếu như LHH tìm được người thực hiện được chiến lược đó (tôi nhấn mạnh yếu tố người thực hiện, vì việc một tờ báo khoa học phải là doanh nghiệp là rất khó và chưa nên, như trong entry "Doanh nghiệp hay là gì?" tôi đã phân tích rồi)
- Về việc tháng 6 LHH sẽ thông báo tôi nghỉ hưu và nghỉ chế độ từ tháng 10 là điều tốt cho tôi. Nhưng tôi sẽ nghỉ theo đúng thông báo v/v tôi nghỉ hưu của LHH, dù có người mới thay thế hay không. Nếu LHH đã thông báo tôi nghỉ mà tôi còn điều hành thì tôi sẽ bị chơi vơi và Tòa Báo cũng bị chơi vơi, tôi không thể điều hành như thế được.
- Về đề án, tôi sẽ không viết vì tôi không phải là người làm thì dễ viết hay mà không khả thi.
- Về phó tổng biên tập, với khối lượng công việc và số ấn phẩm như hiện nay thì Báo nên có từ 2 đến 3 phó TBT.
Thời gian này đang chuẩn bị đại hội Đảng các cấp để tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 sẽ tổ chức vào năm sau. Theo quy định của Đảng ủy LHH, các chi bộ phải tổ chức đại hội nhiệm kỳ trong tháng 6/2005.Tôi thu xếp đại hội chi bộ Báo KH&ĐS vào ngày 1/7 để chờ xem trong tháng 6 LHH có thông báo tôi nghỉ hưu và nghỉ chế độ đúng như ông Tăng nói không; nhưng tháng 6 không thấy thông báo nên Đại hội Chi bộ Báo kết hợp họp thường kỳ vẫn phải tiến hành ngày 1/7, nếu không sẽ quá muộn so với yêu cầu.
Thứ Ba, ngày 5/7 tôi đi công tác TP HCM. Ngày 7/7, đang ở Bà Rịa thì chị Thành gọi ĐT nói nhận được thông báo tôi nghỉ hưu từ tháng 10, không có việc nghỉ chế độ 3 tháng; thông báo đề ngày 5/7. Nhờ có thông tin ấy, tôi khẳng định được với Ban thường trú ở TP HCM về việc mình sẽ nghỉ hưu từ tháng 10 và sắp xếp công việc trong đó theo chiều hướng ấy.
Trở về Hà Nội, tôi mời họp chi bộ và họp giao ban thông báo tình hình mới. Cũng như ở TP HCM, tôi nói với mọi người rằng mỗi người hãy cứ làm tốt công việc của mình, tôi sẽ cùng đi với họ như bình thường cho đến tận cuối tháng 9 chứ tôi không rã đám đâu. Không ai phản ứng gì, nhưng tôi biết trong lòng mỗi người đều có tâm tư riêng về việc này.
Những việc còn phải làm trong 2,5 tháng còn lại
Chỉ còn 2,5 tháng nhưng có biết bao nhiêu việc phải hoàn thành. Ngoài việc các ấn phẩm phải ra đều đều, lại cố gắng không giảm chất lượng, tôi còn phải lo cho chuyến đi Thụy Điển tham dự Tuần lễ Nước quốc tế cùng với em Nguyễn Thị Thu Trang- người đoạt giải Nhất Cuộc thi “Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước” lần thứ hai ở Việt Nam dành cho học sinh phổ thông trung học do Báo KH&ĐS chủ trì tổ chức phối hợp với một vài đơn vị khác. Phải lo cho mọi người một chuyến đi nước ngoài nữa, đi Singapore như đã kể. Lại còn lo bàn giao nữa chứ: làm biên bản bàn giao, sắp xếp lại công việc theo từng khối để bàn giao được nhanh chóng, và còn lo khuân sách vở, tài liệu của cá nhân tôi về nhà dần dần… Lẽ ra tôi cũng nên đi Sin vì sẽ không còn dịp nào được đi cùng mọi người; nhưng lượng công việc và lượng sức khỏe, tôi thấy tốt nhất là nên ở nhà.
Tôi cũng rất quan tâm người kế nhiệm mình là ai. Ngay từ đầu tháng 7, một người bạn cho tôi biết: Liên hiệp Hội đã chọn Trần Duy Phương, Trưởng Ban Thư ký tòa soạn của Báo Lao Động. Tìm hiểu thêm, tôi được biết một vài thông tin về người này: làm báo đã hơn chục năm, mới 40 tuổi, là người giỏi chuyên môn nghiệp vụ... Tất nhiên, mọi thông tin chỉ là để biết, còn thực tế sẽ trả lời; và sự phù hợp mới là điều quan trọng. Nhưng, việc đó giờ không còn thuộc trách nhiệm của tôi nữa rồi. Nếu tốt thì tôi được mừng, không tốt thì tôi chỉ sẽ buồn mà chẳng giúp được gì nữa…
(Kỳ sau: Với người kế nhiệm)
23 thg 11, 2007
Tôi đã làm gì? (Hồi ký- Kỳ 23)
Về nhà, trong hai ngày nghỉ cuối tuần, tôi tranh thủ viết một bức thư gửi Đảng đoàn LHH. Nguyên văn như sau:
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2005
Kính gửi: Đảng đoàn Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam
Tôi là Trần Thị Thu Hiên, tổng biên tập Báo Khoa học và Đời sống, xin trình bày với Đảng đoàn LHH về việc nghỉ hưu của tôi như sau:
Như các đồng chí đã biết, tháng 10 năm nay tôi đến tuổi nghỉ hưu. Nguyện vọng cá nhân của tôi từ trước tới nay vẫn là được nghỉ hưu đúng thời hạn. Và thực tế tôi đã chuẩn bị sẵn sàng bàn giao công việc cho tổng biên tập mới từ tháng 9 tới.
Trong buổi làm việc với Báo KH&ĐS ngày 27/5/2005 vừa qua, Phó Chủ tịch LHH- GS.TSKH Nguyễn Hữu Tăng cho biết tôi vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ tổng biên tập cho tới khi LHH tìm được người thay thế.
Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn sự tin cậy của Lãnh đạo LHH đối với tôi. Tuy nhiên, để giải quyết việc chuyển giao nhiệm vụ lãnh đạo Báo KH&ĐS được ổn thỏa, tôi xin có một số kiến nghị tới Đảng đoàn như sau:
1- Đề nghị Lãnh đạo LHH cho ý kiến bằng văn bản về việc tiếp tục giữ tôi làm tổng biên tập Báo KH&ĐS, trong đó nêu rõ sẽ giữ tôi ở lại vị trí TBT trong thời gian bao lâu.
Vấn đề này rất quan trọng đối với Báo KH&ĐS và cá nhân tôi vì các lí do:
- Tập thể Tòa soạn Báo phải được thông báo chính thức và rõ ràng về thời gian tôi còn làm TBT thì mới đảm bảo ổn định tư tưởng, ổn định nội bộ Báo.
- Khi nắm được thời gian cụ thể, tôi sẽ có thể yên tâm sắp xếp kế hoạch triển khai các công việc của Báo KH&ĐS một cách phù hợp với quỹ thời gian mà mình có.
2- Thời gian LHH giữ tôi lại ở vị trí tổng biên tập không nên dài quá vì khả năng và sức khỏe của tôi cũng chỉ có hạn. Tôi mong các đồng chí tìm được người mới thay thế tôi càng sớm càng tốt.
3- Trước thời điểm nghỉ hưu của tôi, đề nghị LHH có văn bản thông báo trước 06 tháng, trong đó cho phép tôi được nghỉ chế độ 03 tháng theo thông lệ hiện hành của nhiều cơ quan.
4- Trường hợp có lí do chính đáng, tôi phải làm đơn xin nghỉ trước thời hạn LHH yêu cầu thì vẫn được giải quyết mà không cần phải có thời gian nghỉ chế độ.
5- Trong thời gian tới, tôi đề nghị Đảng đoàn hết sức quan tâm đến việc kiện toàn đội ngũ lãnh đạo Báo vì ngoài vấn đề tổng biên tập như đã nêu trên, sau khi bà Chu Thị Việt Nga nghỉ hưu từ tháng 12/2004 Báo KH&ĐS không có một phó tổng biên tập nào.
6- Đề nghị LHH hỗ trợ kinh phí cho Báo Khoa học và Đời sống trong việc tăng cường phát hành các ấn phẩm KH&ĐS qua các kênh khác nhau của LHH; giúp Báo tìm kiếm các dự án hỗ trợ công tác báo…
Vừa qua, từ giữa năm 2004 và đầu năm 2005, Báo KH&ĐS đã hai lần gửi văn bản đề nghị LHH hỗ trợ kinh phí để cấp báo cho một số trường phổ thông dân tộc nội trú ở các tỉnh Tây Nguyên nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồi âm.
Những kiến nghị trên, tôi mong được Đảng đoàn chấp thuận và nhận được trả lời trong tháng 6/ 2005 để tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Xin trân trọng cám ơn.
Tôi xin giải thích thêm một chút ở nội dung đề nghị được nghỉ chế độ 3 tháng: Thuật ngữ “nghỉ chế độ” rất quen thuộc trong toàn xã hội. Hầu như mọi nơi đều áp dụng; nơi thì cho người sắp nghỉ hưu nghỉ 3 tháng trước khi đến tháng sinh nhật đủ tuổi; nơi thì cho nghỉ 3 tháng kể từ sau tháng sinh nhật. Trong 3 tháng đó, người lao động không phải làm việc nhưng được hưởng nguyên lương, coi như một sự đãi ngộ trước khi người đó nghỉ hưu.
Không hiểu bắt đầu từ bao giờ, nhưng từ trước khi tôi làm TBT thì ở Báo KH&ĐS đã không có ai nghỉ chế độ trước khi nghỉ hưu cả. Những người nghỉ ngay trước tôi cũng vậy; Cơ quan Báo thì quản lý việc này theo nếp cũ; mọi người thấy người trước như thế thì người sau cũng không ai yêu cầu, (tuy có thể có người nghĩ yêu cầu cũng không được giải quyết chăng?). Thì tôi cứ thử xem sao; nếu LHH giải quyết cho mình thì sẽ tạo một tiền lệ mới cho người khác ở Báo sẽ nghỉ hưu sau tôi, cũng là một việc hay. (Và tôi cũng muốn nói thêm rằng nếu từ nay trở đi mà ai đó ở Báo được nghỉ chế độ như thế thì tôi mừng cho người đó).
Tôi viết sẵn thư, tính rằng sau khi gặp ông Tăng rồi mới gửi đi. Nhưng chờ vài ba hôm vẫn không thấy ông hẹn gặp (sau này tôi được biết, hóa ra ông phải đi công tác). Giữa tuần sau đó, tôi nhận được thông tin là ngày thú Tư tuần ấy sẽ họp Đoàn chủ tịch. Thế là tôi quyết định sẽ gửi ngay thư để các vị lãnh đạo nắm được vấn đề của Báo trước khi họp.
Bức thư này tôi gửi Đảng đoàn và tất cả các thành viên Đảng đoàn, cũng là các vị lãnh đạo chủ chốt của LHH gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch.
Riêng thư cho ông Tăng tôi gửi kèm vài dòng viết tay để ông khỏi hiểu lầm là tôi “đánh úp” ông.
Một mặt, tôi có những việc làm như thế để việc nghỉ hưu của mình được rõ ràng, mặt khác, sau buổi họp hôm đó, anh chị em ở Báo đều nghĩ như thế là tôi chưa nghỉ ngay nên tôi cũng phải nói với mọi người là LHH yêu cầu như thế thì tôi còn tiếp tục làm việc với họ để họ yên tâm.
Vài ngày sau, ông Tăng gọi ĐT hẹn gặp tôi. Lần này ông nói mấy vấn đề:
(Kỳ sau: Thêm một cuộc nói chuyện thẳng thắn)
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2005
Kính gửi: Đảng đoàn Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam
Tôi là Trần Thị Thu Hiên, tổng biên tập Báo Khoa học và Đời sống, xin trình bày với Đảng đoàn LHH về việc nghỉ hưu của tôi như sau:
Như các đồng chí đã biết, tháng 10 năm nay tôi đến tuổi nghỉ hưu. Nguyện vọng cá nhân của tôi từ trước tới nay vẫn là được nghỉ hưu đúng thời hạn. Và thực tế tôi đã chuẩn bị sẵn sàng bàn giao công việc cho tổng biên tập mới từ tháng 9 tới.
Trong buổi làm việc với Báo KH&ĐS ngày 27/5/2005 vừa qua, Phó Chủ tịch LHH- GS.TSKH Nguyễn Hữu Tăng cho biết tôi vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ tổng biên tập cho tới khi LHH tìm được người thay thế.
Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn sự tin cậy của Lãnh đạo LHH đối với tôi. Tuy nhiên, để giải quyết việc chuyển giao nhiệm vụ lãnh đạo Báo KH&ĐS được ổn thỏa, tôi xin có một số kiến nghị tới Đảng đoàn như sau:
1- Đề nghị Lãnh đạo LHH cho ý kiến bằng văn bản về việc tiếp tục giữ tôi làm tổng biên tập Báo KH&ĐS, trong đó nêu rõ sẽ giữ tôi ở lại vị trí TBT trong thời gian bao lâu.
Vấn đề này rất quan trọng đối với Báo KH&ĐS và cá nhân tôi vì các lí do:
- Tập thể Tòa soạn Báo phải được thông báo chính thức và rõ ràng về thời gian tôi còn làm TBT thì mới đảm bảo ổn định tư tưởng, ổn định nội bộ Báo.
- Khi nắm được thời gian cụ thể, tôi sẽ có thể yên tâm sắp xếp kế hoạch triển khai các công việc của Báo KH&ĐS một cách phù hợp với quỹ thời gian mà mình có.
2- Thời gian LHH giữ tôi lại ở vị trí tổng biên tập không nên dài quá vì khả năng và sức khỏe của tôi cũng chỉ có hạn. Tôi mong các đồng chí tìm được người mới thay thế tôi càng sớm càng tốt.
3- Trước thời điểm nghỉ hưu của tôi, đề nghị LHH có văn bản thông báo trước 06 tháng, trong đó cho phép tôi được nghỉ chế độ 03 tháng theo thông lệ hiện hành của nhiều cơ quan.
4- Trường hợp có lí do chính đáng, tôi phải làm đơn xin nghỉ trước thời hạn LHH yêu cầu thì vẫn được giải quyết mà không cần phải có thời gian nghỉ chế độ.
5- Trong thời gian tới, tôi đề nghị Đảng đoàn hết sức quan tâm đến việc kiện toàn đội ngũ lãnh đạo Báo vì ngoài vấn đề tổng biên tập như đã nêu trên, sau khi bà Chu Thị Việt Nga nghỉ hưu từ tháng 12/2004 Báo KH&ĐS không có một phó tổng biên tập nào.
6- Đề nghị LHH hỗ trợ kinh phí cho Báo Khoa học và Đời sống trong việc tăng cường phát hành các ấn phẩm KH&ĐS qua các kênh khác nhau của LHH; giúp Báo tìm kiếm các dự án hỗ trợ công tác báo…
Vừa qua, từ giữa năm 2004 và đầu năm 2005, Báo KH&ĐS đã hai lần gửi văn bản đề nghị LHH hỗ trợ kinh phí để cấp báo cho một số trường phổ thông dân tộc nội trú ở các tỉnh Tây Nguyên nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồi âm.
Những kiến nghị trên, tôi mong được Đảng đoàn chấp thuận và nhận được trả lời trong tháng 6/ 2005 để tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Xin trân trọng cám ơn.
Tôi xin giải thích thêm một chút ở nội dung đề nghị được nghỉ chế độ 3 tháng: Thuật ngữ “nghỉ chế độ” rất quen thuộc trong toàn xã hội. Hầu như mọi nơi đều áp dụng; nơi thì cho người sắp nghỉ hưu nghỉ 3 tháng trước khi đến tháng sinh nhật đủ tuổi; nơi thì cho nghỉ 3 tháng kể từ sau tháng sinh nhật. Trong 3 tháng đó, người lao động không phải làm việc nhưng được hưởng nguyên lương, coi như một sự đãi ngộ trước khi người đó nghỉ hưu.
Không hiểu bắt đầu từ bao giờ, nhưng từ trước khi tôi làm TBT thì ở Báo KH&ĐS đã không có ai nghỉ chế độ trước khi nghỉ hưu cả. Những người nghỉ ngay trước tôi cũng vậy; Cơ quan Báo thì quản lý việc này theo nếp cũ; mọi người thấy người trước như thế thì người sau cũng không ai yêu cầu, (tuy có thể có người nghĩ yêu cầu cũng không được giải quyết chăng?). Thì tôi cứ thử xem sao; nếu LHH giải quyết cho mình thì sẽ tạo một tiền lệ mới cho người khác ở Báo sẽ nghỉ hưu sau tôi, cũng là một việc hay. (Và tôi cũng muốn nói thêm rằng nếu từ nay trở đi mà ai đó ở Báo được nghỉ chế độ như thế thì tôi mừng cho người đó).
Tôi viết sẵn thư, tính rằng sau khi gặp ông Tăng rồi mới gửi đi. Nhưng chờ vài ba hôm vẫn không thấy ông hẹn gặp (sau này tôi được biết, hóa ra ông phải đi công tác). Giữa tuần sau đó, tôi nhận được thông tin là ngày thú Tư tuần ấy sẽ họp Đoàn chủ tịch. Thế là tôi quyết định sẽ gửi ngay thư để các vị lãnh đạo nắm được vấn đề của Báo trước khi họp.
Bức thư này tôi gửi Đảng đoàn và tất cả các thành viên Đảng đoàn, cũng là các vị lãnh đạo chủ chốt của LHH gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch.
Riêng thư cho ông Tăng tôi gửi kèm vài dòng viết tay để ông khỏi hiểu lầm là tôi “đánh úp” ông.
Một mặt, tôi có những việc làm như thế để việc nghỉ hưu của mình được rõ ràng, mặt khác, sau buổi họp hôm đó, anh chị em ở Báo đều nghĩ như thế là tôi chưa nghỉ ngay nên tôi cũng phải nói với mọi người là LHH yêu cầu như thế thì tôi còn tiếp tục làm việc với họ để họ yên tâm.
Vài ngày sau, ông Tăng gọi ĐT hẹn gặp tôi. Lần này ông nói mấy vấn đề:
(Kỳ sau: Thêm một cuộc nói chuyện thẳng thắn)
22 thg 11, 2007
Chập chờn nghỉ và chưa nghỉ (Hồi ký- Kỳ 22)
Chập chờn nghỉ và chưa nghỉ
Trong thâm tâm, tôi vẫn nghĩ rằng việc nghỉ hưu của tôi sẽ không suôn sẻ như mọi người khác trong Tòa soạn. Thực tế tìm được tổng biên tập mới không dễ, nhất là khi trách nhiệm này lại thuộc Ban tổ chức- cán bộ LHH và lãnh đạo LHH chứ không phải do tôi chủ động được. Mà tôi cũng không nhận được thông tin gì về việc LHH chuẩn bị nhân sự mới cho chức vụ TBT Báo KH&ĐS ra sao, mặc dù trong một số văn bản của Báo gửi LHH, tôi đã nhắc họ về việc tôi sẽ nghỉ hưu năm 2005.
Nếu như đội ngũ của Báo “già” hơn một chút, nếu như Pháp lện Công chức sửa đổi và Nghị định 116 đổi mới cơ chế quản lý ra đời sớm hơn vài năm…, thì người kế cận chắc chắn sẽ có được từ ngay trong Tòa soạn chúng tôi rồi. Nhưng mọi ước muốn đó chỉ là giả định, còn thực tế tôi có muốn tìm người thay tôi chắc chắn cũng chẳng được, thậm chí còn làm khổ cho ứng viên nào được chọn là khác, vì quyền quyết định là ở LHH; nên tôi không tìm ai thay thế mình khi trong nội bộ chưa có người có thể làm ứng viên cho chức vụ TBT.
Hai năm trước tôi thường hay nói về việc mình sẽ nghỉ vào tháng 10/2005 để mọi người trong Tòa soạn chuẩn bị tinh thần sẽ làm việc với tình trạng không có tôi. Nhưng đến năm 2005, tôi lại phải lặng thinh về điều đó. Lý do: tránh gây xao động trong Tòa soạn, tránh ảnh hưởng không tốt tới công việc hằng ngày. Tự tôi, tôi nghĩ nhiều hơn tới việc sẽ nghỉ hưu vào tháng 10 và lẳng lặng chuẩn bị mọi việc cho sự kiện đó: hướng dẫn và giao bớt dần cho đội ngũ trưởng các ban những việc trước đây họ chưa làm; lo giữ các đề án xin được tiền để sau khi tôi nghỉ thì người mới thay tôi vẫn còn “lương thực dự trữ”, như: việc xuất bản Chuyên đề DTTS&MN được Nhà nước tài trợ- đến năm 2006 sẽ hết nhưng nếu làm tốt sẽ có khả năng tiếp tục theo chương trình mới với số tiền lớn hơn nhiều, Cuộc thi NƯỚC được Tổ chức SIDA của Thụy Điển tài trợ còn tiếp tục lần thứ ba (2005-2006); tiếp tục xin tài trợ khác, lo tìm đối tác làm quảng cáo- phát hành…, giữ sao cho tờ báo không bị tụt dốc do việc tôi sẽ nghỉ…Tôi luôn tâm niệm và cố gắng để mọi việc vẫn diễn ra bình thường cho tới ngày mình về hưu.
Sau Đại hội LHH cuối năm 2004, GS-TSKH Nguyễn Hữu Tăng là Phó Chủ tịch kiêm Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LHH được phân công phụ trách khối báo chí của LHH. Nhân xảy ra việc Kim Ngân và cũng muốn nắm tình hình Báo KH&ĐS, ông yêu cầu tôi làm báo cáo 2 năm 2003- 2004. Trong báo cáo đó, tôi tranh thủ nêu luôn về việc nghỉ hưu của tôi trong phần khuyến nghị như sau:
“Tháng 10/2005, Tổng biên tập Báo KH&ĐS đến tuổi nghỉ hưu. Đề nghị lãnh đạo LHH tìm người kịp thời thay thế sao cho không để trống vị trí Tổng biên tập như những thời kỳ trước vì thực tế cho thấy sự trống đó luôn luôn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển liên tục của tờ báo”.
Rồi trong văn bản đề nghị lên lương của anh chị em ở Báo năm 2004, cũng như tại cuộc họp vào khoảng cuốí năm 2004 xét lên lương cho các đơn vị trong LHH có cả sếp Hồ Uy Liêm dự, tôi cũng đã nêu việc tôi sẽ nghỉ hưu vào tháng 10/2005.
Ngày 27/5/2005, theo lời triệu tập của sếp Tăng, tôi cùng toàn bộ các Trưởng, Phó các Ban của Báo KH&ĐS đến LHH.
Ngoài các thành phần được thông báo trước gồm ông Tăng, cô Vân, ông Đỉnh (là Trưởng Ban phổ biến kiến thức của LHH), thấy còn có cả một người chừng 50 tuổi nữa cùng dự. Ông Tăng cho biết đó là anh Phạm Bích San, người vừa được LHH bổ nhiệm làm Giám đốc Văn phòng tư vấn của LHH và là một thành viên của nhóm phụ trách về báo chí của LHH. Nhóm này mới thành lập, tôi chưa được biết. Còn anh chị em của Báo thì nghi hoặc, cho rằng chắc đây là ứng viên tổng biên tập mới! Sau đó ít lâu, anh Phạm Bích San là Phó Tổng thư ký LHH.
Theo sự sắp đặt của phía LHH thì trước tiên tôi sẽ báo cáo về tình hình của Báo trong những năm qua, sau đó sẽ họp hẹp gồm đội LHH với tôi và chị Vụ (với tư cách là Chi ủy của Báo) về vụ Vũ Thị Kim Ngân, và chắc là cả vấn đề nghỉ hưu của tôi nữa. Nhưng tôi quyết định đưa vụ V.T.K.Ngân lên báo cáo đầu tiên cho mọi người cùng nghe với lí do “việc này đang là thời sự và có lẽ nó cũng chỉ ngắn gọn thôi”. Với cách như thế, tất cả mọi người có mặt hôm đó đều được nghe và bàn bạc tất cả mọi chuyện LHH yêu cầu tôi trình bày cũng như ý định của họ về việc nghỉ hưu của tôi, không phải chỉ có tôi và chị Vụ họp riêng với họ nữa. Tôi báo cáo mọi việc như nó có và như anh chị em ở Báo đều đã biết.
Cô Vân yêu cầu cho biết thêm về “hiệu quả làm việc của Kim Ngân thế nào, quy trình bổ nhiệm Trưởng phòng PH- QC ra sao…”; còn ông Tăng hỏi sau vụ này ở Báo có rút ra bài học gì không.
Tôi trả lời ông Tăng trước, rằng đương nhiên là chúng tôi phải rút kinh nghiệm; các bài học là:
- Nhận người phải kỹ lưỡng hơn
- Phải quan tâm đến cả hoạt động bên ngoài cơ quan của cán bộ, phóng viên; tuy nhiên việc này rất khó!
- Lúc bình thường mà quản lý nghiêm chỉnh thì khi có sự việc không hay xảy ra sẽ dễ xử lý hơn.
Sau đó đến lượt trả lời cô Vân. Tôi tận dụng ngay câu hỏi về quy trình đề bạt để nêu lại toàn bộ quá trình tôi đã phải “chiến đấu” vì bộ khung của Tòa soạn Báo ra sao, Báo đã gặp khó khăn do cơ chế quản lý chậm đổi mới thế nào… Rồi tôi kể rõ tôi đã làm những gì để đề bạt cán bộ ở Báo theo cách của tôi cho họ nghe. Nghe xong không thấy bị phê phán chỗ nào! Nhưng họp khá căng thẳng, thậm chí có lúc gay gắt, vì tất cả mọi vấn đề đều được nói thẳng ra, không rào đón úp mở gì, đến nỗi có lúc sếp Tăng phải làm “quan tòa” để dẹp bớt sự thái quá trong một số lời lẽ của người này người nọ.
Trong quá trình họp, ông Tăng vài ba lần nhấn mạnh rằng tôi sẽ nghỉ hưu, chỉ chờ Đoàn chủ tịch quyết định người mới thay thế, cứ như cách là đã có sẵn người rồi, chỉ làm thủ tục nữa là xong. Chúng tôi ai cũng lặng thinh, không phản ứng gì với ý kiến ấy. Nhưng đến cuối buổi, sau khi kết luận các vấn đề, trong đó có việc đề nghị Chi ủy Báo đề cử ứng viên Phó tổng biên tập, ông Tăng tuyên bố “chị Hiên vẫn cứ tiếp tục làm TBT cho đến khi có người mới thay thế”!
Lúc này đã gần 11h30, đã muộn rồi vì cuộc họp kéo dài đã 3 tiếng rồi nên không tiện kéo dài thêm. Tôi nói:
- Từ trước tới nay tôi vẫn mong muốn nghỉ hưu đúng hạn. Nay anh Tăng nói vậy thì tôi đề nghị anh bố trí thời gian cho tôi gặp để nói rõ hơn về vấn đề này.
Như thế là bản thân lãnh đạo cơ quan chủ quản chưa hề rõ ràng gì trong việc xác định thời hạn tôi sẽ nghỉ hưu; tức là sự chuẩn bị cán bộ thay thế tôi chưa được hoàn tất, cho dù tôi đã “đánh động” khá lâu rồi. Cả gần một năm trời mà không tìm người thay thế thì là lỗi của họ rồi. Và phải chăng họ cho rằng để tôi tiếp tục làm việc theo kiểu “cho đến khi có người mới thay thế” là một ưu tiên hay ưu ái gì cho tôi chăng? Thời điểm hiện tại, tôi đã có quyền được nghỉ theo quy định của Nhà nước; tôi đã có kinh nghiệm cay đắng của 3 năm đầu phụ trách Báo chỉ vì chấp hành sự phân công một cách ngoan ngoãn; tôi cũng không tham gì việc tiếp tục làm TBT; nếu họ thực sự chưa có người thay thì tôi sẵn lòng làm việc thêm một thời gian ngắn nữa chỉ là vì tôi không muốn anh chị em ở Báo phải khổ mà thôi; mà nếu như vậy, nghỉ muộn thì kế hoạch “hậu KH&ĐS” của tôi chắc chắn bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, tôi mà nhận lời vô điều kiện thì với họ sẽ là xong một việc; còn với tôi sẽ là “đi cũng dở mà ở không xong”, với Tòa soạn thì sẽ luôn trong trạng thái chờ sự thay đổi lãnh đạo. Bức tranh ấy chẳng tốt đẹp gì cho chúng tôi cả. Vậy thì lần này tôi dứt khoát phải nêu ý kiến của mình.
(Còn nữa)
Trong thâm tâm, tôi vẫn nghĩ rằng việc nghỉ hưu của tôi sẽ không suôn sẻ như mọi người khác trong Tòa soạn. Thực tế tìm được tổng biên tập mới không dễ, nhất là khi trách nhiệm này lại thuộc Ban tổ chức- cán bộ LHH và lãnh đạo LHH chứ không phải do tôi chủ động được. Mà tôi cũng không nhận được thông tin gì về việc LHH chuẩn bị nhân sự mới cho chức vụ TBT Báo KH&ĐS ra sao, mặc dù trong một số văn bản của Báo gửi LHH, tôi đã nhắc họ về việc tôi sẽ nghỉ hưu năm 2005.
Nếu như đội ngũ của Báo “già” hơn một chút, nếu như Pháp lện Công chức sửa đổi và Nghị định 116 đổi mới cơ chế quản lý ra đời sớm hơn vài năm…, thì người kế cận chắc chắn sẽ có được từ ngay trong Tòa soạn chúng tôi rồi. Nhưng mọi ước muốn đó chỉ là giả định, còn thực tế tôi có muốn tìm người thay tôi chắc chắn cũng chẳng được, thậm chí còn làm khổ cho ứng viên nào được chọn là khác, vì quyền quyết định là ở LHH; nên tôi không tìm ai thay thế mình khi trong nội bộ chưa có người có thể làm ứng viên cho chức vụ TBT.
Hai năm trước tôi thường hay nói về việc mình sẽ nghỉ vào tháng 10/2005 để mọi người trong Tòa soạn chuẩn bị tinh thần sẽ làm việc với tình trạng không có tôi. Nhưng đến năm 2005, tôi lại phải lặng thinh về điều đó. Lý do: tránh gây xao động trong Tòa soạn, tránh ảnh hưởng không tốt tới công việc hằng ngày. Tự tôi, tôi nghĩ nhiều hơn tới việc sẽ nghỉ hưu vào tháng 10 và lẳng lặng chuẩn bị mọi việc cho sự kiện đó: hướng dẫn và giao bớt dần cho đội ngũ trưởng các ban những việc trước đây họ chưa làm; lo giữ các đề án xin được tiền để sau khi tôi nghỉ thì người mới thay tôi vẫn còn “lương thực dự trữ”, như: việc xuất bản Chuyên đề DTTS&MN được Nhà nước tài trợ- đến năm 2006 sẽ hết nhưng nếu làm tốt sẽ có khả năng tiếp tục theo chương trình mới với số tiền lớn hơn nhiều, Cuộc thi NƯỚC được Tổ chức SIDA của Thụy Điển tài trợ còn tiếp tục lần thứ ba (2005-2006); tiếp tục xin tài trợ khác, lo tìm đối tác làm quảng cáo- phát hành…, giữ sao cho tờ báo không bị tụt dốc do việc tôi sẽ nghỉ…Tôi luôn tâm niệm và cố gắng để mọi việc vẫn diễn ra bình thường cho tới ngày mình về hưu.
Sau Đại hội LHH cuối năm 2004, GS-TSKH Nguyễn Hữu Tăng là Phó Chủ tịch kiêm Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LHH được phân công phụ trách khối báo chí của LHH. Nhân xảy ra việc Kim Ngân và cũng muốn nắm tình hình Báo KH&ĐS, ông yêu cầu tôi làm báo cáo 2 năm 2003- 2004. Trong báo cáo đó, tôi tranh thủ nêu luôn về việc nghỉ hưu của tôi trong phần khuyến nghị như sau:
“Tháng 10/2005, Tổng biên tập Báo KH&ĐS đến tuổi nghỉ hưu. Đề nghị lãnh đạo LHH tìm người kịp thời thay thế sao cho không để trống vị trí Tổng biên tập như những thời kỳ trước vì thực tế cho thấy sự trống đó luôn luôn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển liên tục của tờ báo”.
Rồi trong văn bản đề nghị lên lương của anh chị em ở Báo năm 2004, cũng như tại cuộc họp vào khoảng cuốí năm 2004 xét lên lương cho các đơn vị trong LHH có cả sếp Hồ Uy Liêm dự, tôi cũng đã nêu việc tôi sẽ nghỉ hưu vào tháng 10/2005.
Ngày 27/5/2005, theo lời triệu tập của sếp Tăng, tôi cùng toàn bộ các Trưởng, Phó các Ban của Báo KH&ĐS đến LHH.
Ngoài các thành phần được thông báo trước gồm ông Tăng, cô Vân, ông Đỉnh (là Trưởng Ban phổ biến kiến thức của LHH), thấy còn có cả một người chừng 50 tuổi nữa cùng dự. Ông Tăng cho biết đó là anh Phạm Bích San, người vừa được LHH bổ nhiệm làm Giám đốc Văn phòng tư vấn của LHH và là một thành viên của nhóm phụ trách về báo chí của LHH. Nhóm này mới thành lập, tôi chưa được biết. Còn anh chị em của Báo thì nghi hoặc, cho rằng chắc đây là ứng viên tổng biên tập mới! Sau đó ít lâu, anh Phạm Bích San là Phó Tổng thư ký LHH.
Theo sự sắp đặt của phía LHH thì trước tiên tôi sẽ báo cáo về tình hình của Báo trong những năm qua, sau đó sẽ họp hẹp gồm đội LHH với tôi và chị Vụ (với tư cách là Chi ủy của Báo) về vụ Vũ Thị Kim Ngân, và chắc là cả vấn đề nghỉ hưu của tôi nữa. Nhưng tôi quyết định đưa vụ V.T.K.Ngân lên báo cáo đầu tiên cho mọi người cùng nghe với lí do “việc này đang là thời sự và có lẽ nó cũng chỉ ngắn gọn thôi”. Với cách như thế, tất cả mọi người có mặt hôm đó đều được nghe và bàn bạc tất cả mọi chuyện LHH yêu cầu tôi trình bày cũng như ý định của họ về việc nghỉ hưu của tôi, không phải chỉ có tôi và chị Vụ họp riêng với họ nữa. Tôi báo cáo mọi việc như nó có và như anh chị em ở Báo đều đã biết.
Cô Vân yêu cầu cho biết thêm về “hiệu quả làm việc của Kim Ngân thế nào, quy trình bổ nhiệm Trưởng phòng PH- QC ra sao…”; còn ông Tăng hỏi sau vụ này ở Báo có rút ra bài học gì không.
Tôi trả lời ông Tăng trước, rằng đương nhiên là chúng tôi phải rút kinh nghiệm; các bài học là:
- Nhận người phải kỹ lưỡng hơn
- Phải quan tâm đến cả hoạt động bên ngoài cơ quan của cán bộ, phóng viên; tuy nhiên việc này rất khó!
- Lúc bình thường mà quản lý nghiêm chỉnh thì khi có sự việc không hay xảy ra sẽ dễ xử lý hơn.
Sau đó đến lượt trả lời cô Vân. Tôi tận dụng ngay câu hỏi về quy trình đề bạt để nêu lại toàn bộ quá trình tôi đã phải “chiến đấu” vì bộ khung của Tòa soạn Báo ra sao, Báo đã gặp khó khăn do cơ chế quản lý chậm đổi mới thế nào… Rồi tôi kể rõ tôi đã làm những gì để đề bạt cán bộ ở Báo theo cách của tôi cho họ nghe. Nghe xong không thấy bị phê phán chỗ nào! Nhưng họp khá căng thẳng, thậm chí có lúc gay gắt, vì tất cả mọi vấn đề đều được nói thẳng ra, không rào đón úp mở gì, đến nỗi có lúc sếp Tăng phải làm “quan tòa” để dẹp bớt sự thái quá trong một số lời lẽ của người này người nọ.
Trong quá trình họp, ông Tăng vài ba lần nhấn mạnh rằng tôi sẽ nghỉ hưu, chỉ chờ Đoàn chủ tịch quyết định người mới thay thế, cứ như cách là đã có sẵn người rồi, chỉ làm thủ tục nữa là xong. Chúng tôi ai cũng lặng thinh, không phản ứng gì với ý kiến ấy. Nhưng đến cuối buổi, sau khi kết luận các vấn đề, trong đó có việc đề nghị Chi ủy Báo đề cử ứng viên Phó tổng biên tập, ông Tăng tuyên bố “chị Hiên vẫn cứ tiếp tục làm TBT cho đến khi có người mới thay thế”!
Lúc này đã gần 11h30, đã muộn rồi vì cuộc họp kéo dài đã 3 tiếng rồi nên không tiện kéo dài thêm. Tôi nói:
- Từ trước tới nay tôi vẫn mong muốn nghỉ hưu đúng hạn. Nay anh Tăng nói vậy thì tôi đề nghị anh bố trí thời gian cho tôi gặp để nói rõ hơn về vấn đề này.
Như thế là bản thân lãnh đạo cơ quan chủ quản chưa hề rõ ràng gì trong việc xác định thời hạn tôi sẽ nghỉ hưu; tức là sự chuẩn bị cán bộ thay thế tôi chưa được hoàn tất, cho dù tôi đã “đánh động” khá lâu rồi. Cả gần một năm trời mà không tìm người thay thế thì là lỗi của họ rồi. Và phải chăng họ cho rằng để tôi tiếp tục làm việc theo kiểu “cho đến khi có người mới thay thế” là một ưu tiên hay ưu ái gì cho tôi chăng? Thời điểm hiện tại, tôi đã có quyền được nghỉ theo quy định của Nhà nước; tôi đã có kinh nghiệm cay đắng của 3 năm đầu phụ trách Báo chỉ vì chấp hành sự phân công một cách ngoan ngoãn; tôi cũng không tham gì việc tiếp tục làm TBT; nếu họ thực sự chưa có người thay thì tôi sẵn lòng làm việc thêm một thời gian ngắn nữa chỉ là vì tôi không muốn anh chị em ở Báo phải khổ mà thôi; mà nếu như vậy, nghỉ muộn thì kế hoạch “hậu KH&ĐS” của tôi chắc chắn bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, tôi mà nhận lời vô điều kiện thì với họ sẽ là xong một việc; còn với tôi sẽ là “đi cũng dở mà ở không xong”, với Tòa soạn thì sẽ luôn trong trạng thái chờ sự thay đổi lãnh đạo. Bức tranh ấy chẳng tốt đẹp gì cho chúng tôi cả. Vậy thì lần này tôi dứt khoát phải nêu ý kiến của mình.
(Còn nữa)
20 thg 11, 2007
Tòa soạn đi nước ngoài (Hồi ký- Kỳ 21)
Chương 9: CẢ TÒA SOẠN ĐI NƯỚC NGOÀI(Hồi ký- Kỳ 20).
Trong những năm 1979- 1990 Báo KH&ĐS có mối quan hệ hợp tác với Liên Xô nên mỗi năm đón một đoàn vào và cử một người của Báo đi LX.
Những năm ấy, ngoài nhiệm vụ là phóng viên- biên tập viên phụ trách trang tin KH&KT nước ngoài, tôi còn làm công tác quan hệ quốc tế của Báo. Đối với mảng công việc này, tôi phải lo tổ chức cho đoàn ra đoàn vào. Với đoàn vào thì vừa tổ chức chương trình cho chuyến công tác của khách ở VN, vừa kiêm phiên dịch luôn. Với đoàn ra thì lo liên lạc với phía bạn để người của Báo qua bên đó được đón tiếp chu đáo, lo thủ tục giấy tờ cho người đi. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm về việc quan hệ qua lại giữa hai bên qua thư từ, khi có khách nước ngoài thì làm đầu mối đón tiếp… Trong chừng ấy năm, tôi còn thường xuyên dịch đầu đề các bài báo đã đăng trên KH&ĐS ra tiếng Nga, đánh máy và gửi cho Tạp chí Khoa học và Đời sống (Nauka i Jizn’) của Liên Xô nữa, để cho bạn biết được Báo Khoa học và Đời sống của Việt Nam đề cập những nội dung gì.
Làm công tác ấy, tôi thấy rằng người Việt Nam ta để ra được nước ngoài sao mà khó thế. Thủ tục hồ sơ, giấy tờ vô cùng cách rách đã đành, chuyện kinh phí mới thật là nan giải. Không có phía bạn đài thọ thì khó mà đi ra nước ngoài được. Báo KH&ĐS mỗi năm chỉ có một suất trao đổi với Tạp chí Nauka i Jizn’ của Liên Xô tức là chỉ có được một người đi Liên Xô; Phía bạn cho vé máy bay và ăn ở trong thời gian cả chuyến đi, thường là 10 ngày/chuyến. Thành ra chỉ ưu tiên được các trưởng, phó ban; còn các anh chị em khác chẳng biết đến bao giờ họ mới được xuất ngoại. Làm báo mà như vậy quả là một thiệt thòi lớn. Thiệt thòi cho cả những người chỉ chuyên làm công tác hành chính ở Báo: cả đời chưa được ra nước ngoài lần nào.
Cho nên khi làm Tổng biên tập, tôi cứ tâm niệm: nếu có nhiều tiền dứt khoát tôi phải cho được anh chị em ở Báo đi nước ngoài.
Sau những năm đổi mới, việc đi du lịch ngày càng dễ dàng hơn với mọi người, cứ có tiền là đi được. Đến năm 2003, lúc này Báo đã ổn định được một thời gian dài, có được doanh thu từ quảng cáo kha khá, lại đã được áp dụng cơ chế của cơ quan sự nghiệp có thu như đã nói nên tôi càng quyết tâm hơn về việc đó. Sau khi bàn bạc với anh chị em và cân đối lại các khoản thu- chi, chúng tôi đồng tâm tổ chức cho mọi người đi Thái Lan vì lúc này các tour du lịch đang khuyến mãi, giá trọn gói chỉ hơn 250USD/người. Lãnh đạo Báo cùng với BCH Công đoàn cũng đề ra chế độ hẳn hoi: tùy theo thâm niên làm việc ở Báo, một số người được cơ quan “bao” toàn bộ, một số thì phải tự chi 1/2- 1/3 . Mọi người rất phấn khởi. Chị Vụ và chị Thành được phân công là đầu mối chính lo liên hệ tìm tour du lịch để “gửi” đoàn của Báo, lo tiền nong, lo hộ chiếu…Tú Anh và các anh chị em khác đều tìm cách liên hệ với các công ty du lịch để tìm giá rẻ nhất và chất lượng phục vụ cao nhất…LHH cũng rất ủng hộ chuyến đi này: Ban Tổ chức- Cán bộ nhanh chóng làm các thủ tục cần thiết khi Báo đề nghị, bởi đoàn của Báo muốn đi nước ngoài phải có quyết định của cơ quan chủ quản. Thậm chí đích thân Chủ tịch Vũ Tuyên Hoàng còn ký cho các bản đơn xin hộ chiếu của anh chị em, mặc dù nếu người có chức vụ thấp hơn ở LHH ký cho thì vẫn hợp lệ…
Cũng có một số trục trặc xảy ra: nào là vài người khai sai đơn xin cấp hộ chiếu, phải khai đi khai lại, thậm chí một vài người còn suýt không được đi vì thủ tục làm sai; nào là có vài người phải nộp thêm tiền đền bù hay phí dịch vụ cao gì đó để lấy được hộ chiếu kịp ngày đoàn đi (Tôi không nhớ rõ việc này lắm nên không kể chi tiết được. Bạn nào nhớ thì bổ sung nhé, có thể có ích cho những ai chuẩn bị đi nước ngoài đấy)…
Chuyến đi ấy phải tới hơn 2/3 số anh chị em trong Tòa soạn ở Hà Nội đi Thái Lan : Từ các trưởng, phó ban, các phóng viên cho tới nhân viên văn thư, lái xe…Tôi không đi vì ở nhà nhiều việc quá. Không khí thật sôi động, hứng khởi. Những người có con nhỏ thì thu xếp gửi gắm ông bà nội ngoại để đi; những người thường say xe ô tô mỗi khi đi công tác bây giờ cũng hăng hái làm nhanh phần việc của mình để lên đường cùng với những phương thuốc chống say hiệu nghiệm; quả thật không thể bỏ lỡ một dịp như thế.
Chuyến đi đã tạo cho mọi người trong Tòa soạn một tư thế khác hẳn: tư thế của người đã từng vượt ra được khỏi biên giới, dù chỉ một lần. Bây giờ ta đã có thể ngẩng cao đầu với bạn bè, người thân, xóm giềng rồi…Tôi cùng vui lây với cái vui của họ và tự hào vì với tư cách là người đứng đầu cơ quan đã tạo được cho anh chị em cơ hội như thế.
Năm 2005, chuẩn bị nghỉ hưu, tôi lại quyết cho mọi người đi Singapore, sử dụng kinh phí trong quỹ khen thưởng- phúc lợi còn và mọi người đóng góp thêm theo như phương án lần trước. Tôi nghĩ: biết Tổng biên tập mới bao giờ mới thu xếp được cho mọi người đi nước ngoài đây; vả lại quỹ tuy không nhiều nhưng là công sức của mọi người cùng tôi phấn đấu, từng đồng cam cộng khổ cùng tôi trong gần chín năm qua, bây giờ cho anh chị em hưởng thụ một chút, thấm gì so với các cơ quan nhà nước và các công ty giàu có khác! Nếu tôi nghỉ rồi mà anh chị em tiêu tán mỗi người một nẻo thì tôi có thanh thản được không? Cho nên tôi vẫn quyết chí. Và thế là anh chị em ở HN của Báo KH&ĐS, từ người có chức vụ quản lý đến người không có chức vụ gì, lại được xuất ngoại một chuyến nữa theo đường của Báo.
Đó là hai chuyến đi nước ngoài mà từ trước tới nay ở Báo Khoa học Thường thức, rồi Báo Khoa học và đời sống, chưa hề có tiền lệ. Còn sau này có hay không- chắc sẽ còn lâu lắm.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi nghỉ hưu, tôi đã thấy ngay được rằng quyết định đó của mình thật đúng đắn; nếu không kiên quyết như thế chắc rồi tôi sẽ phải ân hận.
(Kỳ sau: Chập chờn- nghỉ hay chưa nghỉ? )
Trong những năm 1979- 1990 Báo KH&ĐS có mối quan hệ hợp tác với Liên Xô nên mỗi năm đón một đoàn vào và cử một người của Báo đi LX.
Những năm ấy, ngoài nhiệm vụ là phóng viên- biên tập viên phụ trách trang tin KH&KT nước ngoài, tôi còn làm công tác quan hệ quốc tế của Báo. Đối với mảng công việc này, tôi phải lo tổ chức cho đoàn ra đoàn vào. Với đoàn vào thì vừa tổ chức chương trình cho chuyến công tác của khách ở VN, vừa kiêm phiên dịch luôn. Với đoàn ra thì lo liên lạc với phía bạn để người của Báo qua bên đó được đón tiếp chu đáo, lo thủ tục giấy tờ cho người đi. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm về việc quan hệ qua lại giữa hai bên qua thư từ, khi có khách nước ngoài thì làm đầu mối đón tiếp… Trong chừng ấy năm, tôi còn thường xuyên dịch đầu đề các bài báo đã đăng trên KH&ĐS ra tiếng Nga, đánh máy và gửi cho Tạp chí Khoa học và Đời sống (Nauka i Jizn’) của Liên Xô nữa, để cho bạn biết được Báo Khoa học và Đời sống của Việt Nam đề cập những nội dung gì.
Làm công tác ấy, tôi thấy rằng người Việt Nam ta để ra được nước ngoài sao mà khó thế. Thủ tục hồ sơ, giấy tờ vô cùng cách rách đã đành, chuyện kinh phí mới thật là nan giải. Không có phía bạn đài thọ thì khó mà đi ra nước ngoài được. Báo KH&ĐS mỗi năm chỉ có một suất trao đổi với Tạp chí Nauka i Jizn’ của Liên Xô tức là chỉ có được một người đi Liên Xô; Phía bạn cho vé máy bay và ăn ở trong thời gian cả chuyến đi, thường là 10 ngày/chuyến. Thành ra chỉ ưu tiên được các trưởng, phó ban; còn các anh chị em khác chẳng biết đến bao giờ họ mới được xuất ngoại. Làm báo mà như vậy quả là một thiệt thòi lớn. Thiệt thòi cho cả những người chỉ chuyên làm công tác hành chính ở Báo: cả đời chưa được ra nước ngoài lần nào.
Cho nên khi làm Tổng biên tập, tôi cứ tâm niệm: nếu có nhiều tiền dứt khoát tôi phải cho được anh chị em ở Báo đi nước ngoài.
Sau những năm đổi mới, việc đi du lịch ngày càng dễ dàng hơn với mọi người, cứ có tiền là đi được. Đến năm 2003, lúc này Báo đã ổn định được một thời gian dài, có được doanh thu từ quảng cáo kha khá, lại đã được áp dụng cơ chế của cơ quan sự nghiệp có thu như đã nói nên tôi càng quyết tâm hơn về việc đó. Sau khi bàn bạc với anh chị em và cân đối lại các khoản thu- chi, chúng tôi đồng tâm tổ chức cho mọi người đi Thái Lan vì lúc này các tour du lịch đang khuyến mãi, giá trọn gói chỉ hơn 250USD/người. Lãnh đạo Báo cùng với BCH Công đoàn cũng đề ra chế độ hẳn hoi: tùy theo thâm niên làm việc ở Báo, một số người được cơ quan “bao” toàn bộ, một số thì phải tự chi 1/2- 1/3 . Mọi người rất phấn khởi. Chị Vụ và chị Thành được phân công là đầu mối chính lo liên hệ tìm tour du lịch để “gửi” đoàn của Báo, lo tiền nong, lo hộ chiếu…Tú Anh và các anh chị em khác đều tìm cách liên hệ với các công ty du lịch để tìm giá rẻ nhất và chất lượng phục vụ cao nhất…LHH cũng rất ủng hộ chuyến đi này: Ban Tổ chức- Cán bộ nhanh chóng làm các thủ tục cần thiết khi Báo đề nghị, bởi đoàn của Báo muốn đi nước ngoài phải có quyết định của cơ quan chủ quản. Thậm chí đích thân Chủ tịch Vũ Tuyên Hoàng còn ký cho các bản đơn xin hộ chiếu của anh chị em, mặc dù nếu người có chức vụ thấp hơn ở LHH ký cho thì vẫn hợp lệ…
Cũng có một số trục trặc xảy ra: nào là vài người khai sai đơn xin cấp hộ chiếu, phải khai đi khai lại, thậm chí một vài người còn suýt không được đi vì thủ tục làm sai; nào là có vài người phải nộp thêm tiền đền bù hay phí dịch vụ cao gì đó để lấy được hộ chiếu kịp ngày đoàn đi (Tôi không nhớ rõ việc này lắm nên không kể chi tiết được. Bạn nào nhớ thì bổ sung nhé, có thể có ích cho những ai chuẩn bị đi nước ngoài đấy)…
Chuyến đi ấy phải tới hơn 2/3 số anh chị em trong Tòa soạn ở Hà Nội đi Thái Lan : Từ các trưởng, phó ban, các phóng viên cho tới nhân viên văn thư, lái xe…Tôi không đi vì ở nhà nhiều việc quá. Không khí thật sôi động, hứng khởi. Những người có con nhỏ thì thu xếp gửi gắm ông bà nội ngoại để đi; những người thường say xe ô tô mỗi khi đi công tác bây giờ cũng hăng hái làm nhanh phần việc của mình để lên đường cùng với những phương thuốc chống say hiệu nghiệm; quả thật không thể bỏ lỡ một dịp như thế.
Chuyến đi đã tạo cho mọi người trong Tòa soạn một tư thế khác hẳn: tư thế của người đã từng vượt ra được khỏi biên giới, dù chỉ một lần. Bây giờ ta đã có thể ngẩng cao đầu với bạn bè, người thân, xóm giềng rồi…Tôi cùng vui lây với cái vui của họ và tự hào vì với tư cách là người đứng đầu cơ quan đã tạo được cho anh chị em cơ hội như thế.
Năm 2005, chuẩn bị nghỉ hưu, tôi lại quyết cho mọi người đi Singapore, sử dụng kinh phí trong quỹ khen thưởng- phúc lợi còn và mọi người đóng góp thêm theo như phương án lần trước. Tôi nghĩ: biết Tổng biên tập mới bao giờ mới thu xếp được cho mọi người đi nước ngoài đây; vả lại quỹ tuy không nhiều nhưng là công sức của mọi người cùng tôi phấn đấu, từng đồng cam cộng khổ cùng tôi trong gần chín năm qua, bây giờ cho anh chị em hưởng thụ một chút, thấm gì so với các cơ quan nhà nước và các công ty giàu có khác! Nếu tôi nghỉ rồi mà anh chị em tiêu tán mỗi người một nẻo thì tôi có thanh thản được không? Cho nên tôi vẫn quyết chí. Và thế là anh chị em ở HN của Báo KH&ĐS, từ người có chức vụ quản lý đến người không có chức vụ gì, lại được xuất ngoại một chuyến nữa theo đường của Báo.
Đó là hai chuyến đi nước ngoài mà từ trước tới nay ở Báo Khoa học Thường thức, rồi Báo Khoa học và đời sống, chưa hề có tiền lệ. Còn sau này có hay không- chắc sẽ còn lâu lắm.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi nghỉ hưu, tôi đã thấy ngay được rằng quyết định đó của mình thật đúng đắn; nếu không kiên quyết như thế chắc rồi tôi sẽ phải ân hận.
(Kỳ sau: Chập chờn- nghỉ hay chưa nghỉ? )
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)